Nhiệm vụ của Biên tập viên Báo chí

Thảo luận trong 'Biên tập Báo và Tạp chí điện tử' bắt đầu bởi Halilinh, 10/10/16.

Đã xem: 26,499

  1. Halilinh Moderator

    Không phải ai cũng có thể dễ dàng trở thành biên tập viên báo chí chuyên nghiệp. Việc học hỏi, tìm tòi cũng như rèn luyện kỹ năng luôn là yếu tố cần thiết cho mỗi biên tập viên. Vậy cần làm gì, cần biết những gì, cần học những gì… là câu hỏi của bất kỳ ai muốn trở thành biên tập viên báo chí chuyên nghiệp.

    1. Tìm hiểu sơ qua nhiệm vụ của một biên tập viên (BTV)

    Trong tòa soạn, thường có rất nhiều biên tập viên là trưởng ban, tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, phó tổng biên tập, người chịu trách nhiệm nội dung… Mỗi người đều có những nhiệm vụ đặc thù và chuyên môn riêng nhưng lại có những điểm tương đồng. Sự phân tách chức vụ, chức danh nhiều khi là hình thức chứ không phải dựa trên nội dung của công việc. Bạn hãy tìm hiểu xem công việc của mình tại tòa soạn là cần làm những gì và nhiệm vụ của từng thành viên trong tòa soạn. Bởi khi có vấn đề cần giải quyết bạn sẽ dễ dàng tìm đúng người, đúng chuyên môn.

    2. Phân công làm tin

    Hãy lấy một trường hợp cụ thể: Vào khoảng 3h chiều, tòa soạn báo ngày nhận được tin ngân hàng bị cướp, ngay lập tức đã cử phóng viên tới hiện trường thu thập thông tin và viết bài. Phóng viên sẽ là người trực tiếp nói chuyện với nhân chứng, cảnh sát điều tra…

    Không lâu sau, lại xảy ra sự kiện khác: 2 kẻ tình nghi đã bị bắt gần trụ sở ngân hàng sau khi đấu súng với cảnh sát

    Sau khi về tòa soạn, phóng viên là người viết lại một cách chính xác các thông tin đã thu thập được và chuyển cho biên tập viên. Biên tập viên này có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh thông tin và báo tới người trực tòa soạn bài báo đã được hoàn thành và cần có một chỗ đăng trên báo ra ngày hôm sau.
    bien-tap-vien-bao-chi.jpg Biên tập viên báo chí có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện

    Các bạn có thể thắc mắc một số vấn đề dưới đây:

    Thứ nhất, ai là người có thẩm quyền cử phóng viên đi lấy tin bài về vụ cướp ngân hàng? Đó chính là trưởng ban nội chính hoặc trưởng ban thời sự.

    Thứ hai, phóng viên bắt buộc phải ngừng công việc đang làm để đi lấy tin. Vậy công việc đang dang dở này sẽ đượ xử lý như thế nào? Việc này cũng sẽ do trưởng ban nội chính hoặc trưởng ban thời sự quyết định, có thể giao công việc dở dang cho thành viên khác trong tòa soạn hoặc đơn giản là cho phép lùi deadline.

    Thứ ba,
    việc 2 nghi phạm bị bắt sẽ do ai tường thuật, là bài riêng hay gộp chung vào bài về vụ cướp ngân hàng? Lúc này, trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính sẽ chỉ đạo một phóng viên khác lấy tin bài. Đây chắc chắn phải là bài riêng bởi là một tin tức hết sức sốt dẻo, được nhiều người quan tâm.

    Thông thường, các trưởng ban sẽ ngồi họp với nhau và thảo luận thêm về tin tức buổi chiều để duyệt tin, bổ sung bài…

    Thứ tư, bài viết cần có ảnh để tăng tính thuyết phục và mức độ hấp dẫn của thông tin

    Thứ năm, bài báo này có nhất thiết cần phải thêm đồ họa hay không và nếu có thì ai sẽ là người thực hiện nhiệm vụ này? Vấn đề này sẽ theo sự gợi ý và chỉ đạo của trưởng ban nội chính hoặc trưởng ban thời sự.

    Thứ sáu, biên tập viên cần xem bài và đảm bảo tính chính xác của nội dung. Tuy nhiên, việc làm này vẫn chưa đủ. Thực tế, lỗi ngữ pháp, câu cú, chính tả… ai sẽ là người sửa. Đây sẽ là nhiệm vụ của biên tập viên thuộc phòng biên tập.

    Thứ bảy, ai là người có quyền quyết định vị trí đăng bài? Đó chính là tổng thư kí tòa soạn hoặc thư kí tòa soạn. Các biên tập viên khác tham gia vào cuộc họp cũng có thể đưa ra ý kiến đóng góp.

    Thứ tám, ai có nhiệm vụ quyết định kích thước hình ảnh và đồ họa? Thực tế, thư kí tòa soạn hoặc trưởng ban ảnh, người phị trách thiết kế báo sẽ có thẩm quyền quyết định vấn đề này.

    Thứ chín, những ngày sau đó, báo có tiếp tục đưa tin về vụ cướp ngân hàng nữa hay không? Các biên tập viên sẽ giả định người đọc muốn biết thêm nhiều thông tin hơn bởi đây là vụ việc rất hấp dẫn. Trong những ngày tiếp đến có thể có những bài viết về chủ đề này nhưng góc nhìn phải mới và thu hút bạn đọc. Phóng viên làm tin sẽ tham gia góp ý cùng trưởng ban để giải quyết vấn đề.

    Thứ mười, Sau khi bài đã đăng lên nhưng lại phát hiện những sai sót vậy ai sẽ là người viết bài đính chính thông tin? Thư ký tòa soạn sẽ giải quyết vấn đề và có thể giao cho một biên tập viên khác làm

    Cuối cùng, ai sẽ đi lấy tin về vụ việc 2 kẻ tình nghi bị đưa ra xét xử? Phóng viên đã lấy tin về vụ cướp hay phóng viên chuyên về mảng pháp luật? Vấn đề này sẽ do trưởng ban thời sự, trưởng ban nội chính hoặc thư kí tòa soạn quyết định.

    Khi đã đọc tới đây bạn có thể đều nhận thấy rằng, sau mỗi một bài báo được đăng lên đều có sự góp mạt của biên tập viên. Nhiều khi họ làm riêng rẻ nhưng cũng nhiều khi họ làm tập thể. Tuy nhiên, nói như vậy không phải vai trò của phóng viên viết bài và phóng viên ảnh là nhỉ. Thực tế, phóng viên luôn là “tai mắt” của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ là chân chạy, tiếp xúc với nhiều nguồn tin khác nhau để có được những bài báo hay cho biên tập viên… có công việc để làm
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. nhungmc Thành Viên

    Số bài viết: 5
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 3
    Thi thoảng còn phải đi tỉnh lấy tin tức xong chạy thục mạng về toà soạn hoặc email sếp gửi lúc nửa đêm. Bên ngoài nhìn vào tưởng được đi đây đi đó nhiều nhưng biết đâu mình khổ
     
    Halilinh thích bài này.
  3. vubahai Thành Viên Đồng

    Số bài viết: 359
    Đã được thích: 24
    Điểm thành tích: 28
    Web:
    đi lấy tin người ta gọi là phóng viên rồi
     
  4. Aio-Aio Quản Trị Viên

    Số bài viết: 152
    Đã được thích: 65
    Điểm thành tích: 28
    Biên tập có khi cũng phải chạy đấy; ngồi một chỗ cạn kiệt ý tưởng; với một số lĩnh vực hẹp phải đi lấy thông tin tư liệu từ cơ sở hoặc thực tế. Ví dụ như công ty có sự kiện, lễ lạt thì cũng phải đi để nắm sự kiện.

    Phóng viên thì khác, phóng viên thì đi thường xuyên còn biên tập đi ít hơn, cũng có nơi không đi đâu cả. Ở cơ quan báo chí, có cả hai chức danh là Phóng viên và Biên tập viên của Tòa soạn; bạn đang hiểu là ở doanh nghiệp còn tác giả thì ghi là "Tòa soạn".
     
    Halilinh thích bài này.
  5. Halilinh Moderator

    Số bài viết: 54
    Đã được thích: 7
    Điểm thành tích: 8
    Biên tập viên thình thoảng cũng phải ra ngoài làm việc đó bạn, muốn cải thiện kỹ năng, kiến thức và cũng có thể là mở rộng các mối quan hệ bên ngoài nữa... Chứ cứ ngồi mãi một chỗ cũng bị ì người, hết cả "chất xám" để viết bài ấy chứ.... :D
     
  6. Halilinh Moderator

    Số bài viết: 54
    Đã được thích: 7
    Điểm thành tích: 8
    Chắc bạn đang nói về phóng viên nhỉ. Đúng là phóng viên cứ phải rong ruổi suốt để lấy tin, làm tin... cũng vất vả, con gái theo nghề này phải rất kiên trì đấy... :)
     
    nhungmc thích bài này.
  7. nhungmc Thành Viên

    Số bài viết: 5
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 3
    Em học báo trí 4 năm ra giờ đi làm SEO anh chị ạ :) thế thì mới có mặt ở đây chứ
     
  8. dienmayangia Thành Viên Tiêu Biểu

    Số bài viết: 109
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 16
    Trong tòa soạn, thường có rất nhiều biên tập viên là trưởng ban, tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, phó tổng biên tập, người chịu trách nhiệm nội dung… Mỗi người đều có những nhiệm vụ đặc thù và chuyên môn riêng nhưng lại có những điểm tương đồng. Sự phân tách chức vụ, chức danh nhiều khi là hình thức chứ không phải dựa trên nội dung của công việc. Bạn hãy tìm hiểu xem công việc của mình tại tòa soạn là cần làm những gì và nhiệm vụ của từng thành viên trong tòa soạn. Bởi khi có vấn đề cần giải quyết bạn sẽ dễ dàng tìm đúng người, đúng chuyên môn.
     
  9. luukytam Thành Viên Kì Cựu

    Số bài viết: 205
    Đã được thích: 8
    Điểm thành tích: 18
    Web:
    Một biên tập viên sẽ đạm nhận vai cho biên tập, chỉnh sửa lại nội dung bài viết sao cho thật chính xác và nội dung hấp dẫn, vì vậy vai trò của người biên tập rất quan trong trong lĩnh vực báo chí.