Cho bé nghe nhạc gì giúp trẻ thông minh , nhanh nhạy ?

Thảo luận trong 'Mẹ và bé' bắt đầu bởi thanhduongjp, 25/1/18.

Đã xem: 1,727

  1. thanhduongjp Thành Viên

    Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ quốc tế, cho dù ở đâu, là ai, bạn cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Nhiều người quan niệm rằng cho con nghe nhạc từ trong bụng mẹ sẽ giúp con khỏe mạnh và thông minh hơn. Với trẻ nhỏ, âm nhạc còn hơn cả một ngôn ngữ, nó giúp hoàn thiện nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.


    Khi bé còn trong bụng mẹ

    Một số nghiên cứu cho rằng thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài. Một số bé khi nghe giai điệu nhẹ nhàng có phản ứng như thích chuyển động theo âm nhạc. Dù khoa học vẫn chưa khẳng định tuyệt đối rằng âm nhạc có ảnh hưởng tích cực thế nào tới bào thai, song nếu có điều kiện bạn vẫn nên cho thai nhi nghe nhạc đúng cách.
    Không nên áp tai nghe trực tiếp vào bụng người mẹ, bởi các chuyên gia tin rằng nước ối có khả năng khuếch đại âm thanh. Lựa chọn tốt nhất là sử dụng loa ngoài. Mặt khác, khi người mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn thì điều này cũng tác động tốt tới thai nhi. Do đó bạn nên lựa chọn những thể loại nhạc nhẹ nhàng, dễ nghe mà mình yêu thích.

    Trẻ mới sinh (1-12 tháng tuổi)

    Âm nhạc giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy mà bất kỳ nền văn hóa nào, từ ngàn xưa cho đến nay, vẫn luôn tồn tại những điệu hát ru truyền thống. Những bản nhạc này giúp trẻ tăng khả năng nhận biết thế giới xung quanh, từ đó giúp ích cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, âm nhạc cũng là cách cha mẹ thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, giúp trẻ cảm thấy an tâm và được yêu thương.
    Với những bé mới sinh, bạn không nên bật những thể loại nhạc mạnh mẽ, ồn ào, thay vào đó là những bản nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi như nhạc cổ điển với số lượng nhạc cụ vừa phải. Nhạc không lời, nhạc đồng quê hay pop-ballad êm dịu, du dương cũng là những lựa chọn phù hợp. Sẽ gần gũi và ấm ấp hơn nếu mẹ có thể hòa giọng cùng bản nhạc, hay ru con bằng những giai điệu dân gian quen thuộc.


    Trẻ nhỏ (1-3 tuổi)

    Ở lứa tuổi này bé đã bắt đầu trở nên hiếu động và có thể tự nhún nhảy theo điệu nhạc. Do vậy bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc vui tươi, sôi động, kích thích sự vận động của não bộ và thể chất, đồng thời giúp cơ thể bé sản sinh các kháng thể một cách tự nhiên. Dĩ nhiên, sau một ngày chạy nhảy, bé vẫn cần thư giãn, nghỉ ngơi bằng những giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi.

    [​IMG]

    Nên cho bé nghe nhiều loại nhạc đa dạng, điều này sẽ kích thích khả năng cảm nhận âm nhạc và biểu cảm của trẻ. Bạn sẽ nhận ra đây là một trong những giai đoạn vô cùng đáng yêu của con khi nhìn bé vừa nhảy vừa hát theo điệu nhạc. Song các chuyên gia cũng khuyên bạn hãy tránh xa các thể loại nhạc nặng như rock, metal hay rap; những giai điệu phức tạp và hỗn loạn sẽ ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, bởi đây là độ tuổi trẻ trở nên nhạy cảm nhất với môi trường bên ngoài. Đừng quên nhạc cổ điển vẫn là một lựa chọn tối ưu, tuy nhiên đừng bắt trẻ phải nghe những bản giao hưởng quá dài (trên 5 phút).


    Bé mẫu giáo (4 tuổi trở lên)

    Đây là độ tuổi mà trẻ phát triển mạnh khả năng tư duy ngôn ngữ, do đó việc lựa chọn âm nhạc cho bé không chỉ phụ thuộc vào giai điệu mà cả ca từ nữa. Khuyến khích bé hát, nhảy và vỗ tay theo bản nhạc, điều này sẽ kích thích não bộ của bé liên tục làm việc, tiếp nhận và xử lý thông tin.
    [​IMG]
    Giai đoạn này, bạn cũng có thể cho trẻ học chơi một số nhạc cụ - phần lớn những đứa trẻ biết chơi nhạc đều có khả năng tư duy nhạy bén. Nhưng lưu ý tôn trọng lựa chọn của con, chứ không nên bắt ép trẻ.
    Trong vô số các loại nhạc cụ, piano là một lựa chọn được nhiều bố mẹ tin dùng hơn cả, bởi nó không đòi hỏi chuyển động ngón tay phức tạp như các nhạc cụ dây, hay thể lực như các loại kèn và trống.
    Đây cũng là lứa tuổi mà bé bắt đầu hình thành sở thích âm nhạc riêng, nhằm khẳng định cái tôi của mình. Đừng bắt chúng phải nghe những loại nhạc do bạn chỉ định mà thay vào đó, hãy ngồi xuống cùng con và giúp chúng chọn ra những bản nhạc phù hợp nhất. Hãy cho bé quyền quyết định bằng những câu hỏi như "Hôm nay con muốn nghe nhạc gì?". Âm nhạc là món ăn tinh thần, do đó bạn cần tìm kiếm sự đa dạng, lựa chọn những bản nhạc thuộc nhiều thể loại của các nền văn hóa khác nhau, điều này sẽ làm đa dạng thế giới tinh thần của trẻ.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. thanhduongjp Thành Viên

    Số bài viết: 36
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 8
    Web:
    9 cách giúp mẹ dạy con ngoan hiền mà không cần roi vọt

    Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.


    Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?

    Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

    Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

    Học cách thấu hiểu

    Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.


    Giúp đỡ con

    Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.


    Kết nối trước khi đưa yêu cầu

    Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.

    Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm

    Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.

    Hướng dẫn trẻ cách sửa sai

    Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.

    Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).

    Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.

    Gia tăng kết nối với con hàng ngày

    Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.

    Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu

    Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!

    (Theo Trí Thức Trẻ)
     
  3. thanhduongjp Thành Viên

    Số bài viết: 36
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 8
    Web:
    KHI NÀO THÌ THAI NHI CÓ THỂ NGHE NHẠC PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH ?

    Theo các nhà khoa học thì bà bầu bắt đầu cho thai nhi nghe nhạc vào khoảng tuần thứ 22 trở đi.


    Một điều đặc biệt các bà bầu cần lưu ý là thai nhi thường thức giấc khi bạn thư giãn và ngủ khi bạn hoạt động nên bạn chọn thời điểm cho thai nhi nghe là vào lúc bé thức giấc. Thời điểm nghe có thể là lúc bạn nằm thư giãn trên giường hoặc trong bồn tắm.

    Đồng thời, nhẹ nhàng xoa đều bụng bầu để bé cảm thấy hơi ấm từ bàn tay bạn. Còn gì thích bằng khi được chìm mình trong một giai điệu du dương và cảm nhận tình yêu thương từ mẹ…


    Nghe bằng tai nghe hay bật loa to?

    Có một số bà mẹ áp headphone vào bụng để bé nghe dễ hơn, có bà mẹ lại bật loa thật to với mong muốn, bé ở trong kia sẽ tiếp xúc được với âm thanh. Vậy bà bầu nào biết cách nghe?

    Tùy theo hoàn cảnh bạn có thể cho bé nghe bằng cả hai cách. Ở cơ quan, không được bật nhạc to chẳng hạn, bạn có thể dùng tai nghe chuyên dụng chỉ dành cho bà bầu có bán ở các cửa hàng áp vào bụng để cho bé nghe. Đôi khi, ở nhà, bạn có thể bật nhạc, nhún nhẩy theo giai điệu hoặc thì thầm lời hát với bé… Bé cảm nhận được sự yêu thương và cuộc sống trên thế gian thật tuyệt vời…


    Chú ý:

    Tiến sỹ Rosalie Pratt, thuộc trường đại học Brighham Young, Utah cho rằng, nếu cho bé nghe bằng loa to thì âm lượng không nên mở quá 70 decibel. Âm thanh to quá sẽ khiến thai nhi giật mình khó chịu.

    Nghe bao nhiêu thì đủ?

    Thời gian nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần.
     
  4. thanhduongjp Thành Viên

    Số bài viết: 36
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 8
    Web:
    Cho thai nhi nghe nhạc có lợi ích gì ?
    Âm nhạc được chứng minh là rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách thì nó lại trở thành điều bất lợi cho sự phát triển của bé. Vậy nên sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi?


    Cái lợi khi cho thai nhi nghe nhạc

    Khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh có tính nhạc, tạo nên những xung động thần kinh kích thích các tế bào não tăng cường phát triển và biệt hóa. Khi bị kích thích, tế bào não của thai nhi ở trạng thái hưng phấn sẽ tiết ra chất Endomorphin, có tác dụng duy trì sự hưng phấn đồng thời kích thích não phát triển tốt hơn.

    Nếu một bản nhạc được người mẹ yêu thích, bản thân các tể bào não của mẹ cũng tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.


    Và cái hại

    Tuy nhiên, với một con người, âm nhạc vừa là niềm vui nhưng cũng đồng thời là sự khó chịu.

    Với người mẹ, bản nhạc chỉ với lý do đơn giản là không thích, hay các lý do khác như quá ồn ào, nghe trong những trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, chắc chắn sẽ gây tình trạng ức chế tiết Endormophin, hay gây ra hiện tượng ức chế làm giảm khả năng giao tiếp mẹ con, điều đó sẽ không tốt cho não trẻ.

    Một bản nhạc phù hợp với thể trạng và đặc tính của thai nhi, nếu được sử dụng đúng mức và đúng thời điểm, sẽ có tác dụng kích thích tế bào não phát triển. Ngược lại, nếu chọn bản nhạc không phù hợp, bắt thai nhi nghe quá nhiều hoặc phải chịu đựng những âm thanh quá lớn, đánh thức giấc ngủ của thai nhi, thì bản nhạc ấy sẽ ức chế hiện tượng tiết Endomorphin, ức chế sự phát triển của tế bào thần kinh.

    Thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ.

    Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm. Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời”.


    Mẹ đừng lạm dụng nhạc cho bé

    Sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi? Câu hỏi ấy đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng.

    Con người là một thực thể của tự nhiên, nên thuận theo tự nhiên vẫn là lý tưởng hơn cả. Thay vì ép một thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc áp tai nghe vào thành bụng hoặc người mẹ phải cố nghe thật nhiều nhạc (kể cả những bản nhạc gây ra sự khó chịu cho mẹ), thì hãy để cho đứa trẻ được tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên hơn. Ví như, người mẹ chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hay người mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích với tâm trạng như hát để hai mẹ con cùng nghe, không bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình phải nghe.

    Nên nhớ, thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ. Mọi hoạt động thể chất và tinh thần của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.