chai sẻ kinh nghiệm

Thảo luận trong 'Gặp gỡ - Giao lưu - Kết bạn' bắt đầu bởi vapevietnam002, 31/5/23.

Đã xem: 297

  1. vapevietnam002 Thành Viên Tích Cực

    Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? GEEKVAPE Sonder U Kit 20W – Thiết Bị Pod System Chính Hãng






    Sinh viên đi làm thêm sau thời gian học tập tại giảng đường đại học đang là hiện tượng phổ biến trong đời sống sinh viên Việt Nam hiện nay. Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải cho việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, xây dựng các mối quan hệ xã hội, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp tuyển dụng và còn giúp sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền. Đã có rất nhiều sinh viên không còn xem mục đích quan trọng nhất của việc đi làm thêm là thu nhập nữa. Việc học tập và rèn luyện bốn năm tại trường cung cấp khá nhiều những kiến thức lý thuyết nhưng thực hành chưa nhiều, trong khi đó nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được người lao động có kinh nghiệm làm việc, cho nên kinh nghiệm đối với một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường là vô cùng quý báu. Mặt khác, sinh viên đi làm thêm còn học được rất nhiều đáng quý trong cuộc sống như cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ giữa chủ và nhân viên. Tuy nhiên, việc đi làm thêm của sinh viên hiện nay, có những ảnh hưởng không hề nhỏ đến thời gian, kết quả học tập, chậm thời gian ra trường, sức khỏe của sinh viên… Vì vậy, việc cân đối giữa thời gian học tập với thời gian đi làm thêm là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên.

    1. Những nguyên nhân thúc đẩy việc đi làm thêm của sinh viên

    Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn xã hội, để phục vụ công việc sau này. Ngày nay, nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao từ phía những sinh viên ra trường, bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn, trên thị trường sức lao động cung đang lớn hơn cầu và đang cạnh tranh gay gắt. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được người lao động có chuyên môn tốt, có kỹ năng xử lý công việc và có kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế. Vì vậy, việc học tập tại trường là không đủ đối với sinh viên, để hoàn thiện bản thân, trang bị những kiến thức thực tế, nhiều sinh viên đã lựa chọn việc đi làm thêm.

    Thứ hai, do hoàn cảnh gia đình, mong muốn có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống, cách học và cách kiếm việc làm. Sinh viên hiện nay luôn phải năng động, linh hoạt và nhạy bén trong guồng quay của cơ chế thị trường. Trước những khó khăn của cuộc sống tại các thành phố lớn như: sự leo thang của giá cả sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền học…, họ không thể thụ động trông chờ vào gia đình. Sinh viên đã tự đi kiếm việc làm thêm như một giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn của cuộc sống.

    Thứ ba, xuất phát từ lý do không muốn lãng phí thời gian nhàn rỗi, nên nhiều sinh viên đi làm thêm. Hiện nay, đa phần các trường đại học đều học theo mô hình đào tạo tín chỉ. Vì vậy, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian, kế hoạch học tập của mình. Không muốn lãng phí thời gian, một số bạn sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm.

    Thứ tư, sinh viên muốn tự khẳng định mình và mong muốn mở rộng mối quan hệ xã hội. Sinh viên có những nét tâm lý điển hình so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định giá trị bản thân, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Bên cạnh đó, hiện nay sinh viên đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, đã có không ít các bạn sinh viên đã vươn lên khẳng định mình, tạo dựng một lối sống tự lập, lối sống mở, không muốn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook