5 bệnh ngứa ngoài da hay gặp ở trẻ em và các phòng tránh

Thảo luận trong 'Mua bán, rao vặt dịch vụ' bắt đầu bởi huynq.231, 8/5/19.

Đã xem: 520

Tags:
  1. huynq.231 Thành Viên Kì Cựu

    Làn da của trẻ em rất nhạy cảm nên dễ mắc phải các bệnh ngoài da. Một số bệnh gây ngứa ngoài da sẽ làm trẻ thấy khó chịu, không thoải mái.
    Các mẹ hãy cùng Học Nuôi Con tìm hiểu kỹ hơn về các bệnh này và cách phòng tránh nhé!
    1. Rôm Sẩy

    Rôm sẩy, hay còn gọi là nhiệt gai, là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ emnhất vào mùa hè. Rôm sảy là do tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường, làm các tế bào và vi khuẩn trên da bị tổn thương, gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi, hình thành các nốt đỏ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
    [​IMG]
    – Biểu hiện của bệnh rôm sảy:

    Khi bị rôm sảy, bé sẽ nổi các vết nẩm đỏ. Các vết này thường xuất hiện ở vị trí nhiều lỗ chân lông như cổ, ngực, lưng, các nếp gấp ở khuỷu tay, khuỷu chân.
    – Một số dấu hiệu khác của rôm sẩy như:
    Sưng, đau vùng bị bệnh và lan ra những khu vực xung quanh
    Các vết đỏ lan dài, lan rộng trên da
    Một số trường hợp bị nặng có thể bị sưng hạch bạch huyết (ở nách, háng, cổ), có thể kèm theo sốt hoặc ớn lạnh
    – Các dạng rôm sảy thường gặp:
    • Rôm sảy dạng tinh thể: dạng tinh thể là dạng rôm sảy nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng tới đầu ra trên cùng của tuyến mồ hôi. Ở cấp độ này, thường là các mụn đỏ nhưng chưa có hiện tượng ngứa hay đau
    • Rôm sảy gai (đỏ): Đây là giai đoạn rôm sảy đã xảy ra sâu trong da, gây ra các nốt mụn đỏ, kèm thao cảm giác ngứa ngay khó chịu cho trẻ
    • Rôm sảy mủ: tương tự như viêm nâng mồ hôi, khi nổi các mụn đỏ dễ vỡ, gây đau rát và ngứa ngáy cho trẻ
    • Rôm sảy sâu: là cấp độ bệnh rôm sảy đã ảnh hưởng tới tầng hạ bì – tầng sâu nhất của da, gây nhiễm trùng, làm da có màu đỏ như da gà. Trường hợp này ít xuất hiện nhất trong 2 dạng 4 sảy trên các bé
    • Rôm sảy tuy là bệnh thường gặp ở trẻ em, về cơ bản chỉ gây ra sự khó chịu chứ không gây ra nguy hại nào về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rôm sảy dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, sốc phản vệ…

    – Cách phòng tránh rôm sảy:
    Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ
    Sử dụng những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt như vải lanh, cotton,…
    Cho trẻ hoạt động ở nơi thoáng mát
    – Cách điều trị rôm sảy:
    Là bệnh phổ biến trên trẻ em, nên có rất nhiều cách điều trị rôm sẩy khác nhau. Các mẹ có thể ra hiệu thuốc tây mua các loại kem trị rôm sẩy rồi về thoa cho bé. Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp dân gian như tắm bằng nước lá trà xanh hay mướp đắng (khổ qua)
    1. Viêm da cơ địa

    Bệnh viêm da cơ địa không nguy hiểm tới bé, nhưng lại gây ra những cảm giác cực kỳ khó chịu. Nếu bị nặng có thể để lại sẹo trên da của bé. Viêm da cơ địa hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu gây ra bệnh này là do yếu tố di truyền
    [​IMG]
    Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trên trẻ em dễ nhận thấy nhất là các vết mẩn đỏ, kèm theo ngứa. Ngoài ra, một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng viêm họng, viêm kết mạc mắt, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhé
    – Bệnh được chia ra làm 3 giai đoạn:
    • Cấp tính: biểu hiện của giai đoạn này là những đám sẩn đỏ, mụn nước tiết dịch nhưng chưa kết vảy. Một số bé cài gãi gây xước dễ bị bội nhiễm tự cầu, hình thành các mụn mủ
    • Bán cấp tính: Ở giai đoạn này, bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, không tiết dịch hay phù nề
    • Mãn tính: Lúc này, da trẻ sẽ bị thâm và dày, thường hay tổn thưởng ở những vị trí có nếp gấp như cổ, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân, chẳng chân,…

    – Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
    Trường hợp khi bé mới bị, bệnh còn nhẹ, chỉ cần hạn chế làm thương tổn vùng da bị bệnh, bôi thuốc và vệ sinh sạch sẽ cho bé thì sẽ khỏi ngay
    Trường hợp bị nặng, mụn nước tập trung thành đám, phù nề, gây đỏ và ngứa nhiều hơn, các mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám chữa ngay lập tức. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ rất khó chữa khỏi, gây khó chịu lâu dài cho bé
    Một phương pháp dân gian đơn giản, an toàn, nhưng lại có hiệu quả rất cao trong việc điều trị bệnh viêm da, đó là sử dụng lá trầu không. Cách làm: Ngâm 4 – 5 lá trầu không vào trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi đun nóng. Sử dụng nước sau khi đun nóng pha thêm nước sạch để tắm cho trẻ, còn phần lá sau khi đun xong thì vò nát, chà nhẹ lên vùng da bị bệnh của trẻ. Thực hiện mỗi ngày sẽ làm giảm nhanh chóng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
    1. Bệnh thủy đậu

    Bệnh thủy đậu do vi sinh Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra, chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, thời điểm chuyển từ mùa xuân sang hè.
    – Triệu chứng của bệnh thủy đậu trên trẻ em:
    Khi mới bắt đầu bị thủy đậu, cơ thể trẻ sẽ không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, sau 10 – 14 ngày, bệnh mới phát triển rõ ràng, đột ngột và nhanh chóng
    Trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước gây ngứa ngay khó chịu, đặc biệt là về đêm. Một số trẻ sẽ kèm theo sốt cao, đau đầu, đau cơ, non ói
    [​IMG]
    – Tác hại của bệnh thủy đậu:

    Bệnh thủy đậu gây ra những cơn ngứa khó chịu và liên tục cho cơ thể của trẻ. Về cơ bản, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, nếu không quá nặng, chỉ 4 – 5 ngày là bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ gây ra
    – Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh thuỷ đậu
    + Hạn chế tối đa việc cào gãi các nốt mụn. Việc cào gãi sẽ làm các nốt mụn bị vỡ ra, làm trẻ ngứa và lâu khỏi hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo
    + Thường xuyên thay quần áo sạch sẽ cho trẻ, mặc cho trẻ những bộ quần áo chất liệu trơn như lụa, vải lảnh để tránh chà vào da của trẻ
    + Tránh cho trẻ tiếp xúc với gió, vì sẽ kích thích da, làm trẻ bị ngứa và nổi mụn nhiều hơn
    + Không nên tắm trực tiếp cho trẻ bởi dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nên sử dụng khăn ẩm để vệ sinh cơ thể
    + Bổ sung vitamin, men vi sinh để tăng sức đề kháng cho trẻ
    + Uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả hay nước điện giải
    + Có thể sử dụng dung duchj xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ ra
    + Cho trẻ kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, thịt gà
    + Trong trường hợp trẻ xuất hiện một trong các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, co giật, hôn mê hay xuất huyết nên nốt rạ, các mẹ nên đưa trẻ ra cơ sở y tế gần nhất để điều trị
    + Trường hợp sốt cao, bạn có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, bạn có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.
    – Cách phòng tránh bệnh thủy đậu:
    Giống như quai bị, bệnh thủy đậu là bệnh bị nhiễm một lần. Cách phòng tránh tốt nhất, đó là cách ly trẻ hoàn toàn, đồng thời không dùng chung đồ với người bị bệnh
    Hiện nay, đã có vắc xin phòng thủy đậu. Các mẹ nên đưa con đi tiêm phòng tại các trung tâm y tế tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ
    1. Ghẻ

    Bệnh ghẻ là một bệnh phổ biến ngoài da do một loại côn trùng ký sinh có tên Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hè.
    [​IMG]
    Bệnh ghẻ không gây nguy hiểm gì cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những cơn ngứa cực kỳ khó chịu có thể kéo dài tới 1 – 2 tháng.

    – Triệu chứng của bệnh ghẻ:
    + Trẻ bị ngứa về đêm, ngứa khi vận động, khi ngoài nắng hay ra mồ hôi
    + Xuất hiện các mụn nước (tổ ghẻ), tập trung chủ yếu ở cổ tay, kẽ tay, vùng bụng, mặt trong đùi, các vị trí có nếp nhăn,…
    Ghẻ không làm tổ tại mặt, đầu và 1/3 lưng phía trên. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu không được chăm sóc kỹ dễ bị ghẻ toàn thân.
    – Cách phòng tránh và điều trị bệnh ghẻ
    Bệnh ghẻ lây do trực tiếp tiếp xúc với người bị ghẻ như ngủ chung giường, mặc chung quần áo,… Ngoài ra, một số nguyên nhân đến từ bên môi trường như tiếp xúc nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém,…
    Để phòng ngừa bệnh ghẻ, hãy cách ly trẻ với người bị ghẻ. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, cải thiện môi trường sống của trẻ, không cho trẻ vui chơi gần các vũng nước bẩn…
    Trong trường hợp trẻ bị ghẻ, hãy điều trị bằng một trong những cách dưới đây
    + Sử dụng một số loại thuốc tây dạng xịt. Ưu điểm của loại thuốc này, đó là trị ghẻ nhanh chóng. Tuy nhiên, nó lại gây độc hại cho hệ thần kinh, không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên các mẹ cần hỏi kỹ trước khi sử dụng cho con
    + Sử dụng biện pháp dân gian:
    Hái lá khế, lá trầu không, lá diếp cá, lá khổ xâm, lá xoan mỗi thứ một nắm, rửa sạch rồi nấu lấy nước tắm cho trẻ.
    Một cách khác, đó là sử dụng thuốc lào, hòa vào rượu trắng rồi đun đến khi nào cô đặc, rồi thoa nước lên ổ ghẻ, ngày thực hiện 2 – 3 lần, thực hiện liên tục trong một tuần sẽ hết ghẻ.
    Phụ huynh cũng có thể dùng 30g hạt máu chó đem tán thành bột mịn cùng với 10g diêm sinh (phần đầu đỏ của que diêm). Sau đó, trộn thêm 20g bột nghệ, thêm tí dầu lạc vào hòa đều. Hỗn hợp vừa trộn này đem bôi lên da bị ghẻ ở trẻ mỗi ngày một lần.
    Nên bôi trước lúc trẻ ngủ và sau khi đã tắm gội sạch sẽ cho bé để đạt hiệu quả tốt nhất.
    1. Bệnh nổi mề đay

    Trẻ bị nổi mề đay chủ yếu do dị ứng với thuốc, côn trùng cắn, hay hấp thụ thực phẩm nhiều đạm. Một số nguyên nhân khác như do thời tiết lạnh đột ngột cũng làm trẻ nổi mề đay
    Nổi mề đay sẽ làm trẻ khó chịu, luôn có cảm giác ngứa ngay, nóng rát. Mề đây có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể, hình thành các đám phù da đỏ, lan nhanh ra toàn thân.
    Thông thường, mề đay có thể sẽ tự biến mất tự nhiên. Tuy nhiên, sẽ gây ra sự khó chịu cho bé. Hơn nữa, một số bé nếu không phát hiện kịp thời, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
    [​IMG]
    – Cách chữa trị bệnh nổi mề đay cho trẻ
    Trước tiên, cần xác định nguyên nhân gây ra nổi mề đay cho trẻ.
    Nếu nguyên nhân do dị ứng thuốc, đồ ăn, hay côn trùng cắn, có thể dùng lá cây lô hội đắp lên. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn đồ nhiều đạm như hải sản, tôm, cua, trứng
    Nếu trẻ bị nổi mề đay do lạnh, hãy lấy khăn quấn kín người trẻ lại, tuyệt đối ko tiếp xúc với gio, kể cả gió từ quạt. Chỉ 10 – 30 phút, trẻ sẽ hết hoàn toàn.
    Ngoài các bệnh kể trên, một số bệnh dễ tạo vảy, gián tiếp gây ra ngứa da cho trẻ như chàm hay chốc lở.
    Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh gây ngứa ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất. Hi vọng những chia sẻ từ Học Nuôi Con sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con cái
    Nguồn: Các bệnh ngứa ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

: Linh tinh