8 kỹ thuật SEO On-page nâng cao bạn nên biết (Phần 1)

Thảo luận trong 'Sưu Tầm & Lưu Trữ' bắt đầu bởi thienlyma90, 23/3/15.

Đã xem: 408

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. thienlyma90 Khách

    [​IMG]

    Sau hơn một thập kỷ cho ra mắt những thuật toán hình phạt nghiêm khắc, Google đã khiến cho các phương pháp SEO mũ đen trở nên tàn lụi dần sau thời gian dài hoàng kim của nó. Rất nhiều các chuyên gia hay SEOer gần như đã quên mất những phương pháp thủ công tự tạo ngày trước đối với On-page SEO; và đang tiến tới áp dụng những kỹ thuật căn bản nhất, có lẽ đó là kết quả của sự thận trọng hoặc do thói quen của mỗi người.

    Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ không quá chú trọng vào việc chia sẻ cách tối ưu hóa thẻ tiêu đề, từ khóa hay nói về tầm quan trọng của các Tags. Mà ngay dưới đây, các bạn sẽ được tìm hiểu về những vấn đề còn tồn tại cũng như các hướng giải pháp giúp bạn cải thiện được thứ hạng tìm kiếm bằng việc sử dụng các yếu tố on-page mà ít người nhắc tới nhưng cực kỳ quan trọng.

    Bạn có thể hình dung site của bạn giống như một cửa hàng. Off-SEO của bạn sẽ phần bạn chịu trách nhiệm quản lý danh tiếng và truyền thông, PR; trong khi On-page sẽ là những gì mà bạn cần tân trang cho cửa hàng của mình giống như: kệ tủ, máy tính tiền, bàn ghế, sản phẩm…Mỗi yếu tố đó sẽ khác nhau về tầm quan trọng nhưng tất cả đều có chung một điểm là cực kỳ thiết yếu đóng góp cho sự thành công của nhà hàng.

    Thông thường thì các chủ sở hữu kinh doanh chỉ quan trọng vào việc nhận báo giá từ các hoạt động On-page mà quên đi những thay đổi đang xảy ra ở Off-page. Họ có thể cảm thấy vô cùng tự tin vào những gì mình đã làm được nhưng trên thực tế thì lại trái ngược. Chỉ với một sai lầm liên quan đến những đoạn mã code không tương thích chèn vào website có thể khiến thứ hạng bị chao đảo và thay đổi ngay tức thì. Việc thực hiện nâng cao các kỹ thuật SEO on-page sẽ tăng cường khả năng hiển thị của website và mang lại hiệu quả gia tăng thứ hạng ngay lập tức.

    Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu những bí quyết để tối ưu hóa On-page cho website, đồng thời cũng đưa ra một số đánh giá, trao đổi và mong bạn đọc sẽ đóng góp bên dưới.

    1. Cơ cấu liên kết nội bộ không nói lên tất cả

    Giải thích chung:

    Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao những phụ trang như “About Us” (Giới thiệu) và Contact Us (Liên hệ) có điểm PR và DA cao như vậy? Trong rất nhiều trường hợp, chúng còn không hề có liên kết ngoài (backlink). Lý giải điều này đó chính là vì đây là những trang liên kết nội bộ: những phụ trang này thường xuất hiện trong thanh menu dọc website. Bằng cách liên kết đến các trang nội bộ ở một tần số cao hơn, chúng ta thường coi đó là những trang cực kỳ quan trọng. Nhưng sự thật thì chúng không “VIP” như chúng ta nghĩ.

    Các robot dò tìm không có suy nghĩ, vì vậy chúng không có sở thích hay mong muốn gì trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tất cả những gì nó làm rất đơn giản và theo kiểu tính toán nhiều hơn. Với lý do này, nếu chúng ta biết được mục tiêu tiếp theo của công cuộc dò tìm thì bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa được website. Khi một website được thu thập thông tin, quá trình dò tìm từ trang này sang trang khác được thực hiện bằng cách truy cập vào những liên kết nội bộ này. Thông tin sẽ được thu thập cho tới khi quá trình dò tìm kết thúc hoặc nếu nó hiện ra một thông báo “Time Out”. Trong hầu hết các trường hợp, các site đều bỏ lỡ rất nhiều cơ hội này.

    Việc cải thiện cơ cấu tổ chức của các liên kết nội bộ là một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa các yếu tố on-page trong website của bạn. Hầu hết trong tất cả các trường hợp, một khi quá trình này xong xuôi thì thứ hạng của website sẽ thay đổi trong lần crawl kế tiếp. Cách làm này thường được sử dụng rất phổ biến đó là Anchor Text. Nếu chúng lấy tất cả các anchor text trong một website và viết đó thành một nội dung hoàn chỉnh thì chúng ta có thể biết được chủ đề của website đó là gì.
    Vấn đề ở đây: Nếu không có một mạng lưới liên kết nội bộ rõ ràng, thuật toán của Google sẽ tự động gán các từ khóa không liên quan cho các trang đích quan trọng nhất của trang web. Điều này khiến cho các từ khóa không được tối ưu hóa triệt để, dẫn đến không thể xếp hạng cao.

    Giải pháp:

    Nếu website lớn của bạn có Blog thì hãy bắt đầu bằng cách liên kết khoảng 20 đến 30 bài (không quá nhiều) đến các trang landing pages quan trọng và liên quan. Viết khoảng 15-20 bài mới thêm hàng tháng và đi sâu hơn vào những chủ đề chính ở trong landing page, và rồi liên kết đến các trang bài viết cũ hơn, và ngược lại. Hệ thống liên kết nội bộ này sẽ làm nổi bật sự liên quan và tính kết nối trong website của bạn, nên sử dụng cả các trang mới, cũ và đã index tham gia vào hệ thống này.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, hãy đảm bảo nội dung của bạn thú vị và có chất lượng cao nếu không các liên kết nội bộ sẽ không phù hợp. Lưu ý chúng tôi không đề cập đến anchor nào nên được sử dụng vì hiện tại thì nó cũng ít quan trọng do Google đang thắt chặt rất nhiều, miễn là nó liên quan chặt chẽ đến trang mà được liên kết đến, khuyến khích sử dụng anchor text để mô tả các trang mục tiêu. Ví dụ “Click here” là một ví dụ phổ biến và được khuyến khích sử dụng ngày nay, khi thích hợp.

    Giờ là lúc chúng ta tìm ra những trang mạnh nhất trong website của bạn và lien kết chúng từ những trang đó đến các trang langding pages quan trọng nhất (nếu có thể). Trong quá trình làm điều này, bạn sẽ cần vận dụng tối đa những công cụ, phần mềm hiện có để tiến hành. Để thực hiện điều này, chúng tôi sử dụng “ScrapeBox” (bạn có thể sử dụng phần mềm tương tự), gõ URL của trang và bấm vào “Start Harvesting” như trong ví dụ dưới đây:

    [​IMG]

    Kết quả sẽ hiển thị tất cả các trang trên website. Giờ chúng ta sẽ check độ mạnh và tình phổ biến với 2 bước đơn giản.
    1.1. Nhấp chuột vào “Check PageRank”: và xuất dữ liệu ở mục Import/Export URL’s & PR:

    [​IMG]

    Mặc dù PR hiện giờ không phải là một chỉ số chính xác và đáng tin cậy để đo đạc sức mạnh, nhưng nó vẫn là một chỉ số tốt. Theo lẽ tự nhiên thì kiểm tra PA (Page Authority) sẽ chính xác hơn, nhưng nó yêu cầu cài đặt, thiết lập một tài khoản với Moz và đăng ký mã API.

    Note: Nếu bạn đã từng sử dụng mã Moz trước đó thì bạn cũng biết là đôi lúc nó không chính xác và không output được. Chính vì vậy, hãy chú ý và check các kết quả đáng nghi bằng tay mà bạn cho rằng nó không chính xác. Và thực tế thì chỉ số này không thực sự gắn chặt và đúng với các thứ hạng tìm kiếm, nhưng chúng cũng rất hữu dụng và là chỉ số chung cho nhiều website.

    1.2. Kiểm tra phổ biến trên các mạng xã hội bằng cách click vào "ScrapeBox xã hội Checker", xuất dữ liệu, và thống nhất với kết quả từ bước một:

    [​IMG]

    Giờ bạn có thể thống nhất hai bảng và sắp xếp dữ liệu nào mà bạn muốn để xác định những trang nào là mạnh nhất trong website, và sau đó liên kết chúng đến những trang đích quan trọng. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:

    [​IMG]

    Nếu bạn có một site Wordpress thì tốt nhất bạn nên làm quen với các plugin sau để có thể giúp xây dựng và duy trì các cấu trúc liên kết nội bộ:

    • No Sweat WP Internal Links Lite
    • SEO Smart Links

    2. Các thư mục gốc gây hiểu lầm

    Giải thích chung: Đây là một trong những yếu tố mà bạn hay bỏ qua nhất trong quá trình kiểm tra website. Vấn đề ở đây là trong khi xem xét rằng Google thu thập dữ liệu chỉ trong vài giây thì vài giây đó cũng rất đáng lưu ý.

    Các nhà xây dựng trang web, tối ưu hóa, và chủ sở hữu trang web có xu hướng chỉ loại bỏ các tập tin vào thư mục gốc và thư mục con, không xóa hẳn đi. Miễn là nó không hiển thị thì họ sẽ không coi nó nguy hại gì – nhưng mỗi tập tin đều có ảnh hưởng riêng của nó.

    Vấn đề chính ở đây là nó làm loãng các thông tin chính có liên quan, đó là những tập tin chẳng hạn như:

    • Các phiên bản tập tin khác nhau
    • Các file dùng thử (trial files)
    • Các file DOC/PDF không sử dụng
    • Thư mục sao lưu
    • Tranh ảnh/ video/ ca nhạc (các tập tin media nên được đặt trong thư mục chỉ định)
    • Các file tạm thời

    Mặc dù các file này không còn được sử dụng nhưng chúng sẽ ngăn các Robot dò tim khi họ thu thập thông tin và làm loãng các thông tin quan trọng khác trong website.
    Giải pháp: Hãy dọn sạch chúng! Mở một thư mục và đặt tên cho nó là “old-file”, sau đó đặt tất cả các file không sử dụng trong đó. Ngoài ra, sắp xếp các tập tin media và các thư mục con, và đừng quên cập nhật tất cả các địa chỉ trong các mã theo một bản cập nhật mới nhất bất cứ khi nào chúng được sử dụng. Đừng quá bận tâm đến việc tìm từng liên kết trỏ đến chúng – chỉ cần thực hiện những thay đổi và sau đó chạy một phần mềm hoặc công cụ check broken link để tìm những liên kết cần thay thế.

    Và cuối cùng, update robot.txt file theo lệnh sau:

    Disallow: /old-files/

    Phần 2 của chuỗi bài về tối ưu hóa On-page nâng cao sẽ gửi đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Mọi ý kiến thắc mắc về phần 1 xin hãy comment bên dưới!

    Nguồn diễn đàn seo seomxh.com


    "Bài viết được VNSEOSEM.COM lựa chọn trích dẫn từ nhiều nguồn chỉ nhằm mục đích sưu tầm và tham khảo. Không thảo luận theo chủ đề này, vui lòng mở chủ đề mới trên diễn đàn nếu bạn cần trao đổi về vấn đề liên quan đến nội dung bài viết."
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.