8 lưu ý khi biên tập tiêu đề của một tác phẩm báo chí

Thảo luận trong 'Biên tập Báo và Tạp chí in giấy' bắt đầu bởi Thaonguyen, 3/11/16.

Đã xem: 25,511

  1. Thaonguyen Thành Viên

    Tiêu đề của một tác phẩm báo chí là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một tác phẩm báo chí. Một tác phẩm có nội dung hay nhưng một tiêu đề quá dở thì sẽ chẳng thể nào thu hút được đọc giả đến với bài viết của mình.

    Ở bài viết này mình xin gửi đến cho các bạn 8 lưu ý khi biên tập tiêu đề của một tác phẩm báo chí mà một người biên tập cần chú ý.

    Đầu đề của tác phẩm phải thể hiện rõ nội dung cốt lõi, đúng tinh thần bài viết

    Trong một tác phẩm báo chí, tiêu đề thường được gọi là tít- tittle. Lựa chọn tít là một công việc khó khăn và phóng viên sẽ là người đặt tít lần thứ nhất cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào người viết cũng đặt được một đầu đề hay bởi trong nhiều trường hợp việc đặt tít thường được giao cho biên tập sau khi tác giả hoàn thành phần nội dung của bài báo.

    8-luu-y-khi-bien-tap-tieu-de-o-tac-pham-bao-chi-1.jpg
    Người biên tập cần cân nhắc kỹ trước khi thay đổi tít của bài báo

    Chân thực tính là yếu tối đầu tiên cần chú ý, nhà báo không nên phóng đại tít so với những gì bài viết có. Việc phóng đại đầu đề sẽ làm độc giả có cảm giác bị lừa khi đọc bài báo. Những tờ báo như vậy sẽ mất dần độc giả của mình.

    Đầu đề phải mang tính khách quan

    Một bài báo có giá trị trước hết phải mang tính khách quan và trung thực. Cái tôi tác giả là một điều quan trọng để thể hiện năng lực nhà báo nhưng không phải vì thế mà đưa quan điểm cá nhân áp đặt vào trong bài viết, nhất là tiêu đề.

    Nên dùng những từ ngắn gọn, dễ hiểu, chuẩn mực và có sức biểu cảm

    Dùng tít để nói về các chi tiết, sự kiện trong bài viết, chúng ta hãy lựa chọn từ ngữ thật ngắn gọn, súc tích và nên chọn trong số những từ đồng nghĩa để lấy từ hợp lý nhất đặt đầu đề. Hoặc tìm từ đồng nghĩa ở các góc độ khác nhau rồi đưa ra từ chính xác nhất sử dụng trong đầu đề để trả lời các câu hỏi như: cái gì, ở đâu, ai, khi nào, ra sao…?

    Đầu đề của bài viết phải chỉ ra được đâu là sự kiện, hoặc chi tiết quan trọng, hay nhất của bài viết

    Trong một bài báo sẽ có những chi tiết rất hấp dẫn và có sức nóng nhưng khi đặt tiêu đề, một số phóng viên, nhà báo đã vô tình quên mất và những chi tiết ấy không được thể hiện trong phần tiêu đề. Chính vì thế mà bài viết không thu hút được độc giả. Người biên tập lại sẽ phải có trách nhiệm rà soát, đặt lại đầu đề cho phù hợp và luôn đặt mình ở vị trí độc giả đầu tiên của tờ báo. Nếu tự mình thấy hấp dẫn thì chắc chắn bạn đọc cũng sẽ thấy hấp dẫn và ngược lại.

    8-luu-y-khi-bien-tap-tieu-de-o-tac-pham-bao-chi-2.jpg Nhiều tờ báo mạng có cách giật tít rất sốc nhưng không có hiệu quả cao

    Đầu đề phải cụ thể, không được trừu tượng, mơ hồ

    Những tiêu đề chỉ dừng ở mức chung chung, thiếu căn cứ sẽ làm cho độc giả phải phán đoán và khó chịu mà không đọc bài báo hay tạp chí đó.

    Không quá lạm dụng các cách đặt đầu đề ở dạng câu hỏi

    Báo mạng và cách đặt “tít” sẽ ở dạng này rất được nhiều người sử dụng. Những câu hỏi của người làm báo là người có trách nhiệm giải thích hay bình luận, cắt nghĩa sự kiện cho bạn đọc, do vậy không nên đặt câu hỏi với độc giả.

    Đầu đề nên ở thì chủ động và là câu khẳng định

    Khi chúng ta đọc một bài báo mà tiêu đề ở dạng khẳng định chắc chắn chúng ta sẽ thấy tin tưởng hơn là đọc tiêu đề ở dạng nghi vấn. Sự đưa ra khẳng định trong đầu đề sẽ thể hiện được sự kiểm định chắc chắn thông tin mà phóng viên, nhà báo muốn công bố với độc giả cuả mình.

    Không đặt đầu đề quá dài

    Đặt đầu đề quá dài cũng sẽ gây nên sự buồn tẻ, rối mắt cho độc giả khó nhận diện ra thông tin mà bài báo đề cập. Một bài viết có đầu đề càng ngắn thì bạn đọc càng dễ phát hiện thông tin cần đọc. Mỗi đầu đề thường nên sử dụng 6-8 chữ là hợp lý.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook