Bạn biết gì về nghề Marketing

Thảo luận trong 'Công cụ Marketing' bắt đầu bởi Hoa_Nguyen, 30/11/16.

Đã xem: 723

  1. Hoa_Nguyen Thành Viên

    Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả.Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần được thoả mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?...Như vậy, marketing không phải là bán hàng.

    Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua các chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

    Marketing là gì?

    Bạn thường xem các chương trình quảng cáo trên truyền hình và rất ấn tượng với những khẩu hiệu gắn liền với sản phẩm/dịch vụ: Prudential - Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu; Bitis - Nâng niu bàn chân Việt; Pepsi - Sự lựa chọn của thế hệ mới v.v...

    Bạn vẫn hay nhận được các phiếu thăm dò về chất lượng, chủng loại, giá cả của một loại sản phẩm nào đó như nước giải khát, bột giặt, dầu gội, đồ điện tử, v.v... Thỉnh thoảng khi đi mua hàng, bạn được khuyến mại hay được tặng quà kèm theo sản phẩm mà bạn lựa chọn. Nhiều lần bạn chứng kiến các hoạt động họp báo giới thiệu sản phẩm hay triển lãm trưng bày sản phẩm. Có bao giờ bạn tự hỏi: mục đích của những việc ấy để làm gì không?

    Có một câu trả lời chung cho bạn: đó là những hoạt động marketing - một trong những công cụ quan trọng nhất, yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu biết nhu cầu của khách hàng, đồng thời xác định cách thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách có lợi nhất.

    Ngày nay, khi đưa ra các quyết định kinh doanh, người ta không thể không hiểu biết về thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ, phương thức tiếp cận với khách hàng và thị trường, phương thức làm thỏa mãn khách hàng v.v... Đó chính là những khía cạnh cụ thể của marketing.

    Marketing không phải là bán hàng

    - Bán hàng tập trung vào nhu cầu của người bán, bị ám ảnh bởi áp lực của người bán là chuyển đổi sản phẩm thành tiền.

    Marketing tập trung vào nhu cầu của người mua, quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm.

    Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện theo tư duy marketing với nội dung cơ bản là hiểu biết và thoả mãn khách hàng, thậm chí tác động tới họ để có thể thu lợi nhuận nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.

    [​IMG]

    Công việc chính của người làm marketing

    Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là:

    - Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

    - Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh.

    - Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp.

    - Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau.

    - Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng.

    - Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau.

    - Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mại...)

    - Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

    - Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v...; đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình xúc tiến đó.

    - Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

    - Thực hiện việc đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay đổi cần thiết, và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp.

    Một số địa chỉ đào tạo

    Marketing hiện nay là ngành học phổ biến trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế trong cả nước với các khoá đào tạo cả ngắn và dài hạn. Bởi vậy, cũng như ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ đào tạo phù hợp.

    Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

    Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng, thị trường...); các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v... Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu thống kê, báo cáo v.v... là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy, sáng tạo.

    49% bản tin tuyển dụng hiện nay ở Việt Nam dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing.Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing.Có tới 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing.Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. yumei Thành Viên Tiêu Biểu

    Số bài viết: 133
    Đã được thích: 7
    Điểm thành tích: 18
    Phải chăng cái này được trích từ cuốn giáo trình Mar căn bản :v mới vừa thi xong, thật ra nếu bạn chia sẻ về điều này mình nghĩ bạn nên giới thiệu cho ngta biết trong doanh nghiệp Mar được chia ra như thế nào, gồm bao nhiêu bộ phận
     
  3. biengiang Thành Viên Tích Cực

    Số bài viết: 69
    Đã được thích: 6
    Điểm thành tích: 8
    Em cũng thích marketing các bác ạ. Em tự học marketing trên coursera và thấy rất hay. SEO chỉ là một mảng nhỏ trong marketing thôi. SEO so với marketing thì như kiểu 1 cái là công cụ mức chiến thuật còn Marketing phải tư duy mức chiến lược