Bánh cáy Thái Bình - đặc sản quê lúa

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi dacsanthaibinh86, 28/10/15.

Đã xem: 231

  1. dacsanthaibinh86 Thành Viên

    Mỗi một vùng miền đều có một đặc sản mang theo nét đặc trưng của mình,nói đến Hải Dương người ta nghĩ ngay đến bánh đậu xanh, nói đến Thanh Hóa người ta nghĩ ngay đến nem chua…. Còn nói đến Thái Bình người ta nghĩ ngay đến Bánh cáy

    Đã từ lâu,Bánh cáy Làng Nguyễn , xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được biết đến là một sản vật đặc trưng và nổi tiếng khắp cả nước. Ngày xưa… Bánh thường làm để ăn trong dịp tết. bánh thơm cay ấm áp bánh do Bà Nguyễn Thị Tần con gái đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, huyện Trần Khê, phủ Tiên Hưng sáng chế, là con gái của cụ thủ khoa phúc đình hầu Nguyễn Đoan Tước, hàm tránh sứ, tư thừa tránh sứ trong triều.
    Bà Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724 vốn thông minh học giỏi, năm 1739 bà được vào triều làm cung và được phong quan, Phu Nhân Dưỡng Giáo. Trong cung vua phủ chúa bà được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ, nhưng vốn xuất thân từ thôn xã, nên bằng chính những nguyên liệu từ quê hương đồng nội, mà nhân dân làm ra bà đã sáng chế ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị. Sau đem dâng lên vua, vua Hiển Tông ăn khen ngon liền hỏi tên mới biết là bánh ngũ vị, nhìn bánh ngũ vị với những màu sắc pha trông đẹp mắt giống trứng con cáy nên nhà vua liền đặt tên là Bánh Cáy từ đó bánh mới có tên là Bánh Cáy để tiến vua. Vậy là hàng năm vào dịp tết dân làng Nguyễn lại được dâng Bánh Cáy lên tiến Vua, riêng bà Nguyễn Thị Tần người đầu tiên nghĩ ra cách làm Bánh Cáy đã được nhà vua ban thưởng và từ đó bánh cáy đã được lưu truyền và phát triển trong làng Nguyễn, xá nguyên xá cho đến ngày nay.
    [​IMG]


    Để có được một chiếc bánh dẻo, thơm Trước tiên người làm bánh đã phải chuẩn bị nguyên liệu trước cả tháng. Trước hết là gạo nếp cái hoa vàng tròn, mẩy. Nguyên liệu phụ gồm có quả gấc, quả hoặc lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt và mỡ lợn. Gạo nếp được chia làm ba phần: hai phần nấu xôi và một phần rang nổ bỏng. Phần thứ nhất nấu xôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm. Phần thứ hai đồ xôi với nước quả dành dành tạo thành màu vàng tươi. Phần thứ ba là rang thành bỏng nở tung, sảy sạch trấu thành thứ bỏng có mùi thơm phức còn là “nẻ”. Hai loại xôi trên đều giã nhuyễn, rồi cắt mỏng như mứt bí, sấy khô… Lạc, vừng rang chín, xát bỏ vỏ. Mỡ lợn thái thành khẩu muối với đường khoảng mười lăm ngày, rồi thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt, lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào với nước đường, nước gừng. Vỏ quýt tươi chuẩn bị đầy đủ… Ngoài ra còn có cả gừng giã nhỏ, mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp Bánh cáy ngon là vừa đủ độ dẻo, ngọt, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi. Khi ăn miếng bánh có vị ngọt của đường, cay nhẹ của hương gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp. Ngày nay ngoài Thái Bình ra thì cũng có một số nơi làm Bánh Cáy nhưng không nơi nào làm bánh cáy ngon bằng Làng Nguyễn. Có lẽ do những nhân tố tự nhiên đã giúp cho Bánh Cáy ở Thái Bình cho loại trứng rất chắc và ngon. Ngạo nếpcái hoa vàng ở Thái Bình cũng nổi tiếng dẻo và thơm. Tất cả đã hội tụ, hòa quyện lại cộng thêm sự khéo léo củangười chế biến đã tạo nên một đặc sản đặc trưng cho mảng đất nơi đây.
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. havannguyen Thành Viên

    Số bài viết: 7
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết