Bệnh mề đay nguy hiểm nếu không điều trị dứt điểm.

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi duysdtb, 6/6/17.

Đã xem: 357

  1. duysdtb Thành Viên

    Mề đay là một bệnh dị ứng trên da khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm, tuy vậy bệnh lại hay tái phát nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Kích thước và hình dạng của các sẩn phù rất đa dạng, có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm hoặc mảng to dạng bản đồ. Hiện chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ người mắc bệnh mề đay mãn tính, bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, vùng miền. Mặc dù không phải một bệnh nguy hiểm nhưng mề đay mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhằm giúp người bệnh mề đay nói riêng và độc giả của tạp chí KH&ĐS nói chung có thêm hiểu biết về bệnh cũng như những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh mề đay, trong chương trình ngày hôm nay chúng tôi mới tới tòa soạn Thạc sỹ Bác sĩ da liễu Phan Thị Mai.

    Pv: Xin chào Ths. BS Phan Thị Mai, rất cảm ơn bà đã tham gia buổi trò chuyện với chương trình. Thưa PSG, hiện nay bệnh mề đay ngày càng phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trước tiên xin Bác sĩ cho biết bệnh mề đay là gì và thường có biểu hiện như thế nào?

    Ths.BS.Phan Thị Mai: Chào bạn và xin chào độc giả của tòa soạn!

    Bệnh nổi mề đay là một dạng dị ứng ở ngoài da. Đây là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng phù ỏ da hoặc niêm mạc. Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết, khi bị nổi mề đay, vùng da nổi gồ lên từng mảng có nhiều hình dạng khác nhau, gây ngứa, lúc mất chỗ này lại mọc chỗ kia, càng gãi càng ngứa và càng nổi thêm sẩn mới. các nốt sẩn nổi đột ngột thành đám, dần dần nhẹ đi và lặn, khi lặn không để lại di chứng trên da. Những biểu hiện này có thể diễn ra trong vài giờ hoặc lâu hơn, thậm chí vài tháng.

    [​IMG]

    Ảnh: Bệnh mề đay

    Ở giai đoạn cấp tính, mề đay có thể xuất hiện đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, biểu hiện chủ yếu bằng ban sần phù nề, ngứa dữ dội. Đặc biệt có thể nổi phỏng nước giống như trong ban đỏ, bắt đầu rầm rộ nhưng chỉ thoáng qua vài giờ, vài ngày thì lặn không để lại dấu vết song bệnh rất hay tái phát. Mày đay cấp có thể kèm theo triệu chứng toàn thân sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng…

    Còn khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, tức người bệnh dấu hiệu nổi mề đay đã bị mề đay kéo dài trên 6 tuần thì tình trạng bệnh tiến triển thất thường. Có khi nổi gần như cả ngày khiến ngứa ngáy khó chịu, có khi chỉ nổi một ít sẩn, có khi vài ngày mới bị nổi một lần. Do tình trạng ngứa dai dẳng, bệnh nhân gãi nhiều gây tổn thương trên da.

    Pv: Nhiều người cho biết họ bị nổi mề đay sau khi ăn đồ ăn lạ, có người lại bị nổi mề đay khi thời tiêt quá nóng hoặc quá lạnh… Vậy có những nguyên nhân nào gây bệnh mề đay, thưa bác sĩ?

    Ths.BS.Phan Thị Mai: Mề đay mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tiếp xúc, do nhiễm khuẩn, do thời tiết hoặc di truyền hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân:

    Mề đay tiếp xúc: Do tiếp xúc qua da; qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng từ phấn hoa, khói thuốc, lông vũ… hoặc qua ăn uống, qua các thuốc và hóa chất khác (theo cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch). Bệnh có xu hướng mạn tính và hay tái phát khi người bệnh tiếp xúc lại với chất gây bệnh.

    Mề đay do nhiễm khuẩn: Do nhiễm virut như viêm gan B, C; nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, tai mũi họng, nội tạng, nhiễm nấm Candida ở da.

    Mề đay do thời tiết: Do bị lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột; do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bị nổi ban rải rác, nhất là tại những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

    Mề đay hệ thống: Xuất hiện ở những người bị bệnh toàn thân như: lupus ban đỏ, tiểu đường, cường giáp, ung thư, viêm mạch…Mề đay có thể kèm viêm mạch máu rải rác, biểu hiện thanh xuất huyết dưới da, đau khớp toàn thân, suy sụp hoặc kèm tổn thương nặng ở phổi.

    Mề đay di truyền: Bệnh có tính chất gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị mề đay thì con có nhiều khả năng bị bệnh này.

    Mề đay tự phát: Không rõ căn nguyên gây bệnh.

    Pv: Quả thật có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay; căn bệnh này lại gần như chẳng chừa một ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn, đàn ông, phụ nữ đều có thể bị và rất dễ tái phát. Nhiều người lo lắng không biết căn bệnh ngoài da này ngoài việc gây ra những bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì còn có những biến chứng nguy hiểm gì không. Xin bác sĩ giải đáp giùm?

    Ths.BS.Phan Thị Mai: Bệnh mề đay cấp tính không phải quá lo lắng, nhưng nếu để sang giai đoạn mãn tính thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ. Riêng ở trẻ con, bệnh mề đay thường hay phát bệnh nặng hơn vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, nôn ói, bỏ ăn hoặc thậm chí phát sốt. Do đó, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì có thể gây suy trẻ dị ứng nổi mề đay nhược cơ thể và suy dinh dưỡng ở trẻ.

    Bệnh mề đay cũng có thể gây biến chứng suy hô hấp như:

    • Gây hen suyễn.
    • Gây khó thở, thở khò khè: Nếu người bệnh bị mề đay kèm theo phù ở thanh quản hoặc lưỡi gà (còn gọi là hiện tượng phù quincke) thì sẽ gặp phải tình trạng khó thởm cần phải được tiến hành sơ cứu.
    • Gây sốc dị ứng: Người bệnh thở dốc, ngưng thở, mất tỉnh táo và có cơn co giật cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
    Pv: Bệnh mề đay những tưởng chỉ là vấn đề ở ngoài da mà không ngờ có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như vậy. Vậy Bác sĩ vui lòng cho biết có những cách nào để chữa căn bệnh này?

    Ths.BS.Phan Thị Mai: Có nhiều cách chữa mề đay, từ chữa cách theo dân gian, chữa bằng thuốc đông y cho đến các loại thuốc tân dược. Mỗi cách chữa lại có những ưu nhược riêng và người bệnh nên cân nhắc trước khi quyết định điều trị.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/6/17
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook