Biên tập Báo và Tạp chí điện tử

Thảo luận trong 'Biên tập Báo và Tạp chí điện tử' bắt đầu bởi Thanh_Nhan, 30/9/16.

Đã xem: 919

  1. Thanh_Nhan Thành Viên

    Việc biên tập Báo và Tạp chí điện tử là vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng cũng như sức hút của một tờ báo điện tử. Chính vì vậy, nghề biên tập này luôn được chú trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thực hiện biên tập báo và tạp chí điện tử một cách chi tiết nhất.

    1. Cách thức lấy tin, bài biên tập?


    Phương pháp quan sát:

    Hoạt động quan sát của con người thường có nhiều cấp độ, phương pháp quan sát nằm trong cấp độ cao nhất là quan sát lý tính. Nó kết hợp hàng loạt những phương pháp nhận thức khác, như: lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận logic... Quan sát ở đây không chỉ còn riêng ý nghĩa là “nhìn”, mà là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.

    - Trong hoạt động báo chí, quan sát có thể được tiến hành qua các bước kết hợp như: Quan sát từ bộ phận đến toàn thể, Quan sát từ gần đến xa, Quan sát trong sự vận động, Quan sát trong sự so sánh…

    - Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan sát là sự tin cậy, xác thực của những điều đã trực tiếp nhìn thấy.

    bien-tap-bao.jpg Biên tập báo điện tử là một nghề thú vị, đòi hỏi nhiều kỹ năng

    Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

    Thông tin thu được bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu bao giờ cũng ổn định và có độ tin cậy cao hơn so với thông tin thu thập được từ những phương pháp khác. Đó cũng là ưu thế chủ yếu của phương pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm dễ nhận thấy của nó là thông tin không mới.

    - Trước khi định thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó để viết, một người làm báo có kinh nghiệm thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực đó, tạo ra những tiền đề cần thiết để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác về con người, những vấn đề và sự kiện.

    Có những tài liệu phục vụ trực tiếp và có những tài liệu phục vụ gián tiếp cho tác phẩm báo chí. Những tài liệu tốt bao giờ cũng có khả năng gợi mở cho hướng đi đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn.

    Phương pháp phỏng vấn

    Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thông tin dưới hình thức hỏi chuyện người khác. Mục đích của nó là để thu thập những thông tin cần thiết, giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc, vấn đề... để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời trong các tác phẩm báo chí của mình.

    - Cần phân biệt giữa phương pháp phỏng vấn với thể loại phỏng vấn:

    + Phương pháp phỏng vấn là hỏi để thu thập thông tin, hỏi để tăng cường hiểu biết.

    + Thể loại Phỏng vấn có nội dung và hình thức xác định. Những câu hỏi - đáp trong tác phẩm phải gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ chặt chẽ và phải có phạm vi xác định, có chủ đề rõ ràng và phải cung cấp được thông tin có chất lượng.

    2. Cách thức viết báo mạng, báo giấy

    2.1 Tác phẩm báo chí

    Các tác phẩm báo chí phải trả lời các câu hỏi sau:

    - What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra?

    - Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu?

    - When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào?

    - Who (ai): Ai liên quan?

    - With (cùng với những ai): Có thêm những ai tham gia vào sự kiện?

    - Why (tại sao): Tại sao chuyện đó xảy?

    - How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào?

    Chi tiết quan trọng trong tác phẩm báo chí

    - Phải chỉ ra khía cạnh căn bản nhất của sự vật, hiện tượng.

    - Phải ở vị trí có tính chất then chốt trong toàn bộ những chi tiết, dữ kiện của sự vật, hiện tượng đó.

    Đầu đề (tít) trong tác phẩm báo chí

    - Đầu đề là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng chính trị của tác phẩm.

    - Việc đặt đầu đề có tínhquyết định số phậncủa bài báo. Bài báo dù rất hay, nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất đi ít nhất một nửa độc giả.

    - Có ba cách đặt đầu đề cho tác phẩm báo chí:

    + Rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất.

    + Rút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất.

    + Phối hợp cả hai cách nêu trên.

    2.2 Tin

    Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, kịp thời nhất, phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, có tầm quan trọng đối với xã hội.

    - Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện, sự việc: mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện được...

    - Thông tin, thông báo kịp thời nhất.

    - Hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất (100 đến 200 chữ).

    - Số liệu cụ thể, trực tiếp.

    - Ngôn ngữ thể hiện tính chất thông báo.

    Kỹ năng làm tin

    - Lựa chọn sự kiện: xác thực, mới xảy ra, tiêu biểu.

    - Lựa chọn dạng và mô hình.

    - Đặt đầu đề cho tin.

    - Câu mở đầu của tin: chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất.

    - Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook