Biên tập và biên soạn lời dẫn – Cần chú ý những điểm gì?

Thảo luận trong 'Biên tập Kịch bản, lời bình, phụ đề' bắt đầu bởi Thanh_Nhan, 7/10/16.

Đã xem: 739

  1. Thanh_Nhan Thành Viên

    Biên tập lời dẫn là một trong số những nghề biên tập đòi hỏi sự cẩn thận, khả năng ứng biến nhanh, có kỹ năng bao quát nội dung. Tuy không còn quá xa lạ nhưng để có thể làm tốt được công việc này, bạn cần lưu ý những điểm sau.

    Khái niệm về biên tập lời dẫn

    images.jpg


    Lời dẫn là một đoạn văn ngắn mô tả hoặc diễn đạt ngắn gọn những vấn đề nội dung được nêu lên trong bài viết (ở đây bao gồm tin, phóng sự,…). Trong một bài báo, lời dẫn còn được gọi là sapo mở đầu, tạo ấn tượng và lôi cuốn người đọc tìm hiểu thêm nội dung trong tác phẩm.

    Hiện nay, lời dẫn ngày càng ngắn đi, súc tích và cô đọng hơn rất nhiều, giúp lôi cuốn người đọc, người xem, như điểm khởi đầu đầy hấp dẫn của một câu chuyện. Dĩ nhiên, mục đích cuối cùng của việc biên tập lời dẫn là tạo được sức hút, sự tò mò khám phá của độc giả.

    Vai trò của biên tập lời dẫn

    Nghề biên tập lời dẫn luôn cần phải chú trọng đến những vai trò sau:
    • Kể chuyện quảng cáo để khêu gợi sự hiếu kỳ cho người xem.
    • Tạo sự liên kết và liền mạch trong nội dung.
    • Chuẩn bị tâm lý cho người xem đến những đoạn chuyển.
    Một lời dẫn hay thường không viết quẩn quanh, không dùng những từ ngữ xáo mòn, những từ khó hiểu, luôn gần gũi, đơn giản với sắc thái biểu cảm hấp dẫn.

    Ngôn ngữ sử dụng trong biên tập lời dẫn

    TG-chuyen-dung-TVC-Full-HD1-370x208.jpg


    Để những đoạn biện tập lời dẫn có chất lượng, bạn cần nắm thật chắc những yêu cầu cơ bản khi viết lời dẫn sau:
    • Là lời dẫn gợi mở hướng phát triển cho câu chuyện.
    • “Túm lấy” khán giả.
    • Nhanh chóng nhường chỗ cho câu chuyện có thể bắt đầu.
    • Lời dẫn chỉ cần ngắn gọn trong khoảng 30-50 từ.
    • Lời dẫn của biên tập viên truyền hình tốt nhất chỉ nên giữ trong khoảng 30 giây.
    • Hạn chế sử dụng câu bị động vì sử dụng ở dạng chủ động sẽ giúp người đọc dễ hiểu và rõ ràng. Thông thường, người ta chỉ sử dụng câu bị động khi nói quanh co hay cần tránh một vấn đề gì đó. Để quyết định sử dụng câu như thế nào, bạn cần nắm rõ: Bối cảnh, tầm quan trọng của người tạo hành động, cấu trúc của câu,…
    Nguyên tắc 5C trong biên tập lời dẫn:
    1. Consice(súc tích): không có từ ngữ hay thông tin thừa, từ và câu ngắn, mọi từ đều mang nghĩa.
    2. Correct( đúng): đương nhiên
    3. Clear (rõ ràng): dễ đọc, dễ nghe, cụ thể hơn chung chung, logic
    4. Considerate(ý tứ): đưa người xem vào cuộc, không loại họ ra, không dùng biệt ngữ, không dùng cụm từ, từ nặng nề, lan man; biết được đối tượng mình nói chuyện và điều đó quyết định đến ngôn ngữ, giọng điệu, mức độ thân mật hay trang trọng.
    5. Comprehensive: dễ hiểu, trả lời rõ ràng cho các câu hỏi: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook