Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

Thảo luận trong 'Y học' bắt đầu bởi vumantuan8493, 11/3/19.

Đã xem: 308

  1. vumantuan8493 Thành Viên Tích Cực

    Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở các lớp sụn nằm bọc ở 2 đầu xương, các tế bào sụn này bị mất nước, suy giảm chất lượng và xẹp xuống. Khi ấy, các tế bào xương không bị kiểm soát nên có khuynh hướng mọc vươn ra, tạo thành các gai xương.

    Khi các gai xương này gây biến chứng chèn ép lên những bộ phận như dây thần kinh, mạch máu, bao gân... khiến chấn thương, viêm nhiễm tại vị trí tiếp xúc, cũng như gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm hẹp các lỗ liên hợp... gây các cơn đau, tê mỏi cho người bệnh.

    Các cơn đau này thường xuất hiện tại khu vực cổ - gáy - vai, thậm chí lan cả xuống đến cánh tay hoặc khiến người bệnh cảm thấy đau đầu do tín hiệu thần kinh bị sai lệch.
    Xem thêm: https://chuabenhxuongkhop.kinja.com...ong-4-bien-chung-1833194256?rev=1552277740279
    Tuy nhiên, chỉ có khoàng hơn 20% số người thoái hóa đốt sống cổ bị biến chứng nghiêm trọng.

    – Cổ cứng nhắc khó xoay chuyển;

    – Đau và vẹo cổ, cơn đau lan dần xuống vai, đau đầu không rõ nguyên nhân;

    – Cứng cổ khi thời tiết thay đổi;

    – Vận động cổ bị đau, khó khăn;

    – Đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu;

    – Gặp khó khăn khi xoay đầu, vai, cổ.

    Nhân viên văn phòng và công nhân làm ca là đối tượng chủ yếu

    Theo quy luật tự nhiên, càng lớn tuổi thì khả năng bị thoái hóa đốt sống càng cao. Tuy nhiên, với những đối tượng ít vận động như nhân viên văn phòng hoặc công nhân thường làm việc một tư thế đứng, ngồi lâu, ít di chuyển trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của thoái hóa đốt sống cổ gấp nhiều lần so với người bình thường.
    Do đặc thù công việc, giới nhân viên văn phòng thường có thời gian làm việc dài trên máy tính hoặc sổ sách, giấy tờ... tập trung vào công việc chỉ với một tư thế, rất ít di chuyển, vận động. Với trường hợp những người làm công nhân thường ngồi lâu một chỗ hoặc đứng trực máy ở một ví trí cũng tương tự như vậy. Điều này gia tăng áp lực cơ học cho các đốt sống, khiến lớp sụn đệm giữa các đốt sống bị xẹp, lún và suy thoái.

    Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, xuất hiện gai xương mọc ở các đốt sống, chèn ép các dây thần kinh, làm hẹp động mạch đốt sống, chèn ép động mạch sống làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu gây viêm, đau, tê, mỏi cho người bệnh.

    Chữa trị thoái hóa đốt sống cổ

    Với đà gia tăng số lượng bệnh nhân của thoái hóa đốt sống cổ, hiện nay, cả Tây y lẫn Đông y đều nghiêng về phương thức điều trị triệu chứng.
    Với những người mắc chứng thoái hóa đốt sống nói chung, khi tế bào sụn đã bị hủy hoại, gai xương đã mọc ra thì rất khó để điều trị phục hồi như trước. Y học ngày nay chỉ có thể ngăn chặn, hạn chế tình trạng thoái hóa thêm để gai xương không phát triển tiếp tục, tỳ, đè vào các cơ quan khác giây suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân, chứ không thể can thiệp để "biến mất" gai xương hoặc "bơm phồng" lại lớp sụn đệm.

    Đối với y học cổ truyền, có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm giúp giảm triệu chứng đau, khó vận động vùng cổ - vai - gáy như:

    - Phương pháp không dùng thuốc: Mỗi ngày dùng muối hột, rang nóng cho vào túi vải đặt dưới lưng, nằm đến khi hết nóng thì lấy ra; Nằm trên ván cứng hay mặt phẳng cứng, không kê cao đầu khi ngủ; Thay đổi tư thế làm việc sau mỗi giờ đồng hồ; Kết hợp các tư thế, động tác vận động, vật lý trị liệu... Cũng có thể kết hợp điều trị thêm với các biện pháp xoa bóp, day ấn huyệt hoặc châm cứu từ thầy thuốc.

    - Nếu người bệnh có thể tự điều trị bằng cách dùng các loại dược thảo có tính năng giảm đau, kháng viêm như lá lốt, cà gai leo, ngãi cứu, quế chi... nấu uống hoặc xông hơi nóng tại vùng bị đau. Ngoài ra cũng còn có nhiều bài thuốc cổ truyền có thể điều trị phù hợp cho từng trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nhưng đòi hỏi người bệnh phải được thăm khám trực tiếp tại các lương y.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook