Cách hút mũi, rửa mũi an toàn cho bé yêu

Thảo luận trong 'Mua bán, rao vặt dịch vụ' bắt đầu bởi huynq.231, 30/5/19.

Đã xem: 400

Tags:
  1. huynq.231 Thành Viên Kì Cựu

    Vì nhiều nguyên nhân, trẻ dễ bị dịch nhầy trong mũi. Dịch nhầy trong mũi gây ra nhiều khó chịu cho bé, khiến trẻ khó thở, quấy khóc, kém ăn…. Nếu không khắc phục kịp thời, có thể dẫn tới các triệu chứng nghiêm trọng khác như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, bội nhiễm vi khuẩn…
    Chính vì vậy, việc hút mũi, rửa mũi đúng cách rất rất quan trọng với bé. Tuy nhiên, để vệ sinh mùi đúng cách cho bé thì không phải cha mẹ nào cũng biết
    Dưới đây, Học Nuôi Con sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong cách rửa mũi an toàn cho bé yêu.

    1. Khi nào nên hút – rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

    Khi trẻ bình thường, không có dấu hiệu sổ mũi, không có dịch nhầy, các mẹ hãy yên tâm, không cần nhỏ nước muối hay hút mũi để vệ sinh mùi cho con. Các mẹ chỉ cần dùng khăn lau sạch mùi cho bé thoải mái là được
    Mẹ chỉ nên hút mũi, rửa mũi cho con khi bé có các triệu chứng như viêm mũi, nghẹt mũi, chay rnước mũi trong hoặc xanh

    2. Rửa mũi cho trẻ dùng nước gì?

    Nước rửa mũi cho trẻ nên sử dụng nước sôi để nguội, pha muối tinh loãng. Ngoài ra, mẹ có thể mua nước muối sinh lý, hoặc nước rửa mũi chuyên dụng cho con. Những loại nước này khá tốt vì đảm bảo vô khuẩn
    Khi bé có dịch nhầy xanh nhiều, các nên nên mua muối chuyên dụng để rửa sạch xoang mùi cho con
    [​IMG]

    3. Cách hút mũi an toàn cho bé

    Trước khi hút mũi, nên kiểm tra xem mũi bé có thông không. Nếu mũi bé đã thông, các mẹ không cần hút, chỉ cần nhỏ nước mũi một bên và đặt dụng cụ hút mũi vào bên con lại
    Ví dụ, mẹ nhỏ nước mũi bên phải thì phải đặt dụng cụ hút mũi bên trái. Khi hút từ bên phải sang bên trái thì dịch nước muối sẽ chảy từ phía trước mũi ra phía sau mũi bên trái, tiếp đó sang phía sau mũi bên bên phải và ra vùng hút mũi.
    Với cách hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này, các mẹ đã rửa được 2 mũi sạch sẽ cho con, dịch mũi của con cũng hết.
    – Lưu ý:
    Khi mẹ hút mũi cho bé, nên đặt 1 bên ông hút, nhỏ nước muối một bên thì mới có hiệu quả cao nhất
    Nếu bé bị viêm họng, nên vệ sinh sớm cho bé đỡ viêm, bội nhiễm, đồng thời, tránh tiếp xúc người ôm để hạn chế lây nhiễm

    4. Cách rửa mũi an toàn cho bé

    Trước khi rửa mũi, các mẹ cố gắng làm thông cuốn mũi cuối trước bằng cách dùng thuốc co mạch để cho cuốn mũi co nhỏ lại tạo nên đường thở ở đường mũi của con để có thể rửa được tốt.
    Sau khi đã thông mũi cho bé, các mẹ mới rửa mũi. Nếu con bị viêm nhẹ, chỉ cần sử dụng muối biển pha loãng. Nếu con nhiều dịch nhầy, nhiều mủ, dịch xanh, nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước vệ sinh mũi chuyên dụng cho bé
    – Cách rửa mũi an toàn cho bé, không lo bé bị sặc hay nước lên tai
    + Bế con với tư thế cúi ra phía trước, nghiêng khoảng 45 độ
    + Sau đó, đặt bình rửa mũi đã để đầy nước vào mũi con, bóp đều tay. Nước sẽ đi từ mũi này sang mũi bên kia vì mũi đã thông, không sợ áp lực lên tai bé
    Trong trường hợp mũi chưa thông, các mẹ cố gắng rửa hoặc bóp mạnh dễ gây áp lực lên tai bé hơn.
    Sau khi rửa mũi sạch, có thể dùng thuốc nhỏ mũi tại chỗ cho con.
    [​IMG]

    Cần đặc biệt lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
    5. Một số lưu ý khi hút mũi, rửa mũi cho bé

    – Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày ?
    Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Việc vệ sinh mũi cho con rất quan trọng. Nếu con bị ốm, tắc nghẽn mũi, nên vệ sinh mũi thường xuyên. Nếu mũi bé bình thường, không cần rửa mũi hàng ngày cho bé, chỉ cần dùng tăm bông, hoặc khăn mêm vệ sinh cho bé thoải mái là được
    – Bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh
    Có rất nhiều dụng cụ hút, rửa mũi cho trẻ. Tuy mức giá khác nhau, nhưng hiệu quả tương đối giống nhau, nên các mẹ không cần quá lo lắng nhiều.
    – Lưu ý khi rửa mũi bằng xi lanh
    Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Với trẻ 3 – 4 tuổi, các mẹ có thể sử dụng xi lanh để vệ sinh mũi. Khi dùng xi lanh, lưu ý, để trẻ cúi về phí trước 30 – 45 độ, không nên xịt quá mạnh tay, đồng thời, làm thông mũi trước khi rửa
    [​IMG]

    Cần lưu ý khi rửa mũi bằng xi lanh cho trẻ
    – Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
    Việc rửa mũi sai cách cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như trẻ bị sặc hay sang chấn tâm lý…
    Nếu rửa mũi cho trẻ sơ sinh, chỉ nên rửa bằng bình chuyên dụng với áp lực nhỏ, đồng thời, các mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi rửa mũi, hút mũi cho bé.

    Khi con bị sổ mũi, ngạt mũi tại nhà, theo BS Khanh, cha mẹ cần nhỏ mũi, bôi dầu gió làm ấm lòng bàn chân, coi lại phòng có nóng, bí hay có lạnh không. Nếu bé bị nghẹt nhiều, mẹ nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé rồi làm bấc sâu kèn lấy gỉ và nước mũi ra, sau đó lại nhỏ lại 1 giọt nữa. Cách làm bấc sâu kèn là dùng khăn giấy sạch loại dai và mềm, cuốn thành 1 đầu to, một đầu nhỏ.
    – Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?
    Nhiều mẹ vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Điều này vô tình gây ra một số tác hại với bé.
    Thông thường, trong mũi sẽ có một chút dịch nhầy tự nhiên để bôi trơn niêm mạc, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn.
    Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm sạch lớp dịch nhầy này, dễ làm trẻ mắc các bệnh lây nhiễm. Hơn nữa, nếu sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày sai tư thế, trẻ có thể bị đau, chảy máu hoặc viêm tai giữa.
    Nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này chúng được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng các dung dịch nước muối để vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.

     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

: Linh tinh