Cách SEO On-page hiệu quả nhất năm 2014 -2015

Thảo luận trong 'Sưu Tầm & Lưu Trữ' bắt đầu bởi invalid@example.com, 24/11/14.

Đã xem: 477

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Chào mọi người, minh xin được giới thiệu, mình là admin - sáng lập viên cũng như phụ trách mảng phát triển diễn đàn seo vnseo.edu.vn. Do bận nhiều công việc và cuộc sống nên gần nửa năm qua mình hạn chế viết bài chia sẻ kinh nghiệm SEO cho tất cả mọi người. Thành thật xin lỗi anh em trong suốt thời gian qua. Trong thời gian vắng bóng các bài viết tutorial, seo onpage, seo offpage thì mình đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, và hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm SEO Onpage hiệu quả trong những năm 2014 -2015 và cả sau này..

    1. Tối ưu hóa title, description, keywords:

    - 3 thành phần không thể thiếu trong mỗi website SEO.
    - Nói về mức độ ảnh hưởng đến SEO thì mình nghĩ nó theo chiều hướng này:

    TITLE -> DESCRIPTION -> KEYWORD.

    Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan:

    OK, nếu các bạn không thảm khảo, cũng không sao, bởi ai mới chập chững bước vào nghề SEO hay "gừng già" cũng đều biết mà :p
    1. Title: viết tối ưu không dài quá 70 kí tự, không nhồi nhét, từ khóa cần SEO chỉ nên xuất hiện 1-2 lần, tối đa chỉ 2 lần nhé, google "bem" thì đừng trách :D
    2.Meta Description: hay còn gọi là thẻ mô tả nội dung của website, bạn nên viết không quá 160 kí tự, không nên viết theo dạng "kể lể" mà hãy đi vào nội dung cần SEO nhé, đa số anh em thường chơi theo dạng:

    [​IMG]

    Hãy bỏ ngay và luôn nhé, viết tự nhiên một chút, đừng cố gắng nghĩ là phải dàn trải keyword làm gì, không phải thuật toán năm này, năm sau .. và tương lai mình nghĩ google cũng không thay đổi đâu, google thích cái gì gọi là "tự nhiên" một tí.

    3. Meta keyword: thứ này không giới thiệu anh em cũng biết, theo mình thì có nó cũng được không có nó cũng không sao, không ảnh hưởng thứ gì, dạo qua search engine land, có một bài viết nói là tuy không quan trọng nhưng dù sao nó cũng được "vớt vát" phần nào thứ hạng trên google.


    <meta name=”keywords” content=”những từ khóa của website bạn” />

    Click to expand...
    2. URL - Đường dẫn thân thiện:

    - Bạn có nghe nói đến url friendly chưa nhỉ, thôi để đơn giản, anh em xem thế này, nó có dạng thế này:

    Mã:


    http://www.vnseo.edu.vn/threads/title-la-gi-cach-viet-title-chuan-seo.47254.html


    URL chia làm 2 loại URL tĩnh và URL động, anh em tham khảo qua:

    Tóm đi tóm lại, url của anh em không nên dài loàng ngoằng khó chịu, càng đơn giản, đánh vào đúng trọng tâm và tốt nhất là trong url chứa từ khóa cần SEO là ngon.
    - URL không nên có dấu (gây tranh cãi nhiều nhỉ :D), nhưng không dấu vẫn bá trên SEO, dù biết có dấu dễ SEO hơn, nhưng anh em ai SEO qua rồi sẽ biết, đây là kinh nghiệm nên cũng gọi là "chỉ" cho anh em biết sơ qua, không dám " múa rìu qua mắt thợ lắm.
    - URL anh em nên có dấu phân cách "-" thay vì "_" nhé, url có số thứ tự của bài viết, hay còn gọi là ID.
    - URL kết thúc là phần mở rộng dạng: html, .htm, dấu "/" đều tốt, theo mình nghĩ là .html vì nếu bạn sử dụng "/" quá 3-4 lớp sẽ gây khó khăn cho spider bởi nó hiểu đây là subfolder sâu, khó index và index rất chậm.
    3. ALT ảnh, video:

    - Mạn phép cho mình gộp chung 2 cái này làm 1 nhé.

    Đây là điều mình muốn trình bày:
    [​IMG]


    • Tránh nhồi alt văn bản với những từ không cần thiết hoặc quá nhiều từ khoá
      [*]Tránh đặt alt văn bản vào hình ảnh nhỏ (tức là 1px hình ảnh)
      [*]Tránh thẻ ký tự đặc biệt hoặc HTML trong văn bản alt hình ảnh
      [*]Bao gồm các cụm từ có liên quan trong văn bản alt hình ảnh
      [*]Bao gồm văn bản alt cho các liên kết hình ảnh - hoạt động giống như neo văn bản cho các liên kết văn bản

      Click to expand...
    - VIDEO: Là một phần trong SEO onpage, chắc anh em không nghĩ tới đâu nhỉ, một bài viết hay một website chứa hình ảnh, video giới thiệu cũng như nói cho google biết đây là một website chuyên nghiệp, một bài viết chuẩn SEO thì sẽ được đánh giá cao trên google tìm kiếm.
    Một ví dụ như sau:


    4. Các thẻ meta cần thiết:

    [​IMG]
    Trước tiên, bạn cần xác định được thẻ head ở vị trí nào trên website mình, sao cho nó gỏn gọn trong thẻ <head>Meta code ở đây</head> thì coi như bạn đã thành công.

    Đối với "author" cho cá nhân và cả tổ chức:



    HTML:


    <!-- Open Graph data -->
    <meta property="og:title" content="Title Here" />
    <meta property="og:type" content="article" />
    <meta property="og:url" content="http://www.example.com/" />
    <meta property="og:image" content="http://example.com/image.jpg" />
    <meta property="og:description" content="Description Here" />
    <meta property="og:site_name" content="Site Name, i.e. Moz" />
    <meta property="article:published_time" content="2013-09-17T05:59:00+01:00" />
    <meta property="article:modified_time" content="2013-09-16T19:08:47+01:00" />
    <meta property="article:section" content="Article Section" />
    <meta property="article:tag" content="Article Tag" />
    <meta property="fb:admins" content="Facebook numberic ID" />

    http://www.your-site.com/”>
    <meta property=”og:image” content=”http://www.your-site.com/image.jpg”>
    <meta property=”og:site_name” content=”your-site-name”>
    <meta property=”fb:admins” content=”your-Facebook-page-user-ID”>
    </head>
    Twitter Card:

    HTML:


    <head>
    <meta name=”twitter:card” content=”summary”>
    <meta name=”twitter:url” content=”http://www.example.com/your-url-goes-here/”>
    <meta name=”twitter:title” content=”Title Goes Here”>
    <meta name=”twitter:description” content=”Your description goes here.”>
    <meta name=”twitter:image” content=”http://example.com/image.jpg”>
    </head>
    Google +:

    HTML:


    <html itemscope itemtype=”http://schema.org/Article”>
    <head>
    <meta itemprop=”name” content=”Title Goes Here”>
    <meta itemprop=”description” content=”Description Goes Here”>
    <meta itemprop=”image” content=”http://example.com/image.jpg”>
    </head>
    Ngoài ra website bạn cũng nên có thêm:

    HTML:


    <meta name="robots" content="index, follow" />
    <link rel="canonical" href="http://www.vnseo.edu.vn" />
    4.1. Meta Abstract
    Cung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại.

    Ví dụ:

    HTML


    HTML:


    <META NAME=”Abstract” CONTENT="Noi dung mo ta website.">
    Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo!, và MSN.
    4.2. Meta Author

    Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình thay vì dùng email để tránh việc bị spam mail. Nếu bạn muốn người dùng liên hệ với mình thì nên dùng một form để liên hệ sẽ tốt hơn.

    Ví dụ:

    HTML


    HTML:


    <META NAME=”Author” CONTENT=”VAVIETNAM, myemail@mydomain.com”>
    Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo!, hay MSN, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.
    4.3. Meta Copyright

    Đây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.

    Ví dụ:

    HTML


    HTML:


    <meta name=”copyright” content=”Copyright 2008″>
    Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.
    4.4. Meta Designer

    Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về người thiết kế giao diện cho website.

    Ví dụ:

    HTML


    HTML:


    <META NAME=”Designer” CONTENT=”VAVIETNAM”>
    Các SE cũng không sử dụng thẻ này, thẻ này chỉ ứng dụng cho Designer muốn quảng cáo về mình.
    5. Meta Google

    Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi google. Các thuộc tính của thẻ này:

    Googlebot: noarchive - không cho phép google hiển thị nội dung cache của site bạn.

    Googlebot: nosnippet – Không cho phép google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache.

    Googlebot: noindex – Không index những trang web nào đó của bạn.

    Googlebot: nofollow – Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.

    Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.

    5. Tốc độ tải trang, tối ưu hóa CSS, Javacript

    -Nói, nói nữa nói mãi, nhưng có lẽ cùng phải nói :p
    - Tốc độ tải trang giúp bọ tìm kiếm index website nhanh hơn, và trong 200 yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website cũng có yếu tố này.
    - Hạn chế CSS, Javacript không cần thiết, với file .js bạn có thể chèn ở cuối website (footer), ngoài ra bạn cũng nên bật chế độ nén (gzip).


    --- chờ update---
    Thế là mình đã hoàn tất bài viết Cách SEO Onpage hiệu quả nhất, chúc tất cả các bạn thành công và SEO hiệu quả trên bước đường thành công. Bài viết có tham khảo và sử dụng một số tư liệu từ bên ngoài, search engline land ... Cuối cùng mình xin gửi đến tất cả các bạn Ebook SEO của Vietmoz (Chân thành cám ơn anh Nam).


    PHP:

    http://www.vnseo.edu.vn/seo/ebookseo.pdf
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.