Cách viết đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào 2019?

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi namnghean, 11/3/19.

Đã xem: 86

  1. namnghean Thành Viên Kì Cựu

    Một trong những yếu tố quyết định đến việc hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có được Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận để bước vào quá trình thẩm định, cấp văn bằng hay không đó chính là cách viết đơn đăng ký nhãn hiệu.

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong các hình thức để bảo vệ quyền và lợi ích trực tiếp của chủ sở hữu nhãn hiệu. Quá trình đăng ký từ việc chuẩn bị hồ sơ đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật, đặc biệt quá trình viết đơn phải thực hiện chính xác theo mẫu được Cục sở hữu trí tuệ ban hành. Tuy nhiên việc viết đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào để đảm bảo chính xác là vấn đề cần đặc biệt chú trọng, trong bài viết dưới đây công ty Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý khách điền đơn đăng ký nhãn hiệu một cách chuẩn xác nhất.

    Những yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu?

    - Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

    - Ngôn ngữ được sử dụng trực tiếp trong đơn đăng ký phải là tiếng việt, trường hợp mà có tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác thì phải được phiên dịch ra tiếng việt.

    - Đơn đăng ký được trình bày theo chiều dọc trên tờ A4 với lề 20x20mm. Đối với hình vẽ hay sơ đồ, bảng thì có thể ghi theo chiều ngang,trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc của tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

    - Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

    - Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

    - Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa;

    - Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

    - Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
    [​IMG]

    Hướng dẫn viết đơn đăng ký nhãn hiệu

    Theo mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu mà Cục sở hữu trí tuệ đã đưa ra thì mẫu đơn gồm 8 ô theo thứ tự để quý khách có thể điền những thông tin cần thiết liên quan:

    - Ở ô số 1: Người nộp đơn dán mẫu nhãn hiệu sẽ đăng ký với kích thước của nhãn hiệu không được vượt quá 80x80mm. Đặc biệt người đăng ký phải mô tả chính xác về màu sắc, đặc điểm hoặc ý nghĩa (nếu có) của nhãn hiệu.

    - Ô số 2: Chủ đơn điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình như yêu cầu trong đơn gồm các thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ cá nhân, điện thoại, email, fax.

    - Ô số 3: Nếu chỉ tích vào ô “là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn” nếu người nộp đơn không phải chủ sở hữu nhãn hiệu.

    - Ô số 4: Không ghi khi không có yêu cầu

    - Ô số 5: Dựa vào số nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký cũng như số lượng hàng hóa, dịch vụ trong một nhóm để xác định phí, lệ phí phải nộp.

    - Ô số 6: Là nơi liệt kê các tài liệu có trong đơn cũng như tài liệu đính kèm khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

    - Ô số 7: Là nơi ghi danh mục nhóm hàng hóa, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu. Việc phân nhóm này yêu cầu chủ đơn phải thực hiện chính xác theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 11.

    - Ô số 8: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên).

    Về cơ bản việc viết đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải ghi đầy đủ thông tin, chính xác vì nó quyết định đến việc đơn có được thẩm định hay không. Nếu khách hàng vẫn còn những thắc mắc hay cần sự hỗ trợ trực tiếp của một công ty đại diện cho mình thực hiện, kê khai những thông tin này vừa đảm bảo uy tín, chất lượng mà lại nhanh chóng thì hãy đến với công ty Luật Hoàng Phi.

    Khách hàng liên hệ với công ty, chúng tôi cam kết những công việc sau:

    - Tư vấn và hướng dẫn quý khách hàng về các dịch vụ cụ thể trong thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu mà công ty cung cấp;

    - Tra cứu miễn phí và trao đổi với khách hàng về khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công;

    - Nhận tài liệu, đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, kê khai đầy đủ những thông tin tại đơn đăng ký nhãn hiệu;

    - Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, giải quyết những khiếu nại nếu có;

    - Làm việc với Cục sở hữu trí tuệ để hồ sơ đăng ký hoàn thiện trong thời gian sớm nhất;

    - Đưa ra phương án giải quyết nếu hồ sơ đăng ký bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối;

    - Nhận kết quả và bàn giao trực tiếp cho quý khách hàng.

    Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook