Cách viết lời bình cho một bài phóng sự

Thảo luận trong 'Biên tập Kịch bản, lời bình, phụ đề' bắt đầu bởi Thaonguyen, 9/11/16.

Đã xem: 4,935

  1. Thaonguyen Thành Viên

    Với một sản phẩm phóng sự phát thanh hay truyền hình thì lời bình là yếu tố chính để quyết định chất lượng của một bài phóng sự. Dưới đây sẽ là những kỹ năng cần chú ý khi viết lời bình cho phóng sự.

    Lựa chọn thông tin cho lời bình

    Với các bài viết của phóng viên trước khi dựng hình thì sẽ không phải là một lời bình. Mà đó là một kho để lưu trữ các thông tin từ đó phóng viên sẽ:

    · Những yếu tố dành cho chú thích chú giải và những yếu tố cho lời dẫn

    · Bài viết sẽ có tất cả những gì đã được nói trong hình ảnh, âm thanh và các cuộc phỏng vấn

    · Sắp xếp những gì còn lại để có thể tôn trọng việc cắt ghép và nhịp điệu của dựng hình, diễn đạt lại các câu cho phù hợp với truyền hình

    cach-viet-loi-binh-cho-mot-bai-phong-su-1.jpg

    Viết lời bình cho từng đoạn

    Đơn giản được hiểu là có bao nhiêu trường đoạn nghe nhìn trong phóng sự thì phóng viên viết chừng ấy lời bình. Người viết lời bình cần chú ý:

    · Lời bình giải thích cần dày đặc, độc lập đối với những hình ảnh minh họa.

    · Lời bình đinh sẽ là lời bình cần nhấn mạnh vào các trường đoạn then chốt và nền bằng cách bổ sung thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt được. Lời bình “đinh” sẽ làm cho khán giả chú ý và sau đó có thể sẽ quan tâm đến những lời giải thích trừu tượng hơn.

    · Những lời bình khác nhau sẽ dẫn dắt hoặc diễn đạt lại những trích đoạn phỏng vấn để làm rõ hơn nội dung của phỏng vấn hay nhấn mạnh đến những điều kiện thực hiện phỏng vấn.

    Chìa khóa của phóng sự sẽ là mở đầu hiệu quả và kết luận thích đáng

    Sau khi viết lời bình, phóng viên xem lại phần đầu (lời mở đầu) và phần cuối (lời kết) của phóng sự. Dùng hai công thức: đơn giản về hình thức và phong phú về nội dung. Hai công thức này cùng được sử dụng, bao trùm chủ đề và thông điệp…

    Chau chuốt văn phong

    · Lời bình thường quá dài và phóng viên có xu hướng tăng tốc độ đọc. Không cần giản lược nội dung, luôn có thể giảm nhẹ hình thức của một lời bình:

    · Tăng giá trị của những từ khóa bằng cách xóa những từ vô ích xung quanh

    · Tránh những từ lặp đi lặp lại hay làm nhiễu hình ảnh

    · Tránh những từ đã xuất hiện trong lời dẫn hay trong trích đoạn phỏng vấn.

    · Chọn một cụm những từ có nghĩa, được tuyển lựa để tóm tắt phóng sự như một loại “bảng quy chiếu” duy nhất và độc đáo tạo dấu ấn cho phóng sự

    · Chú ý hiệu ứng “halo” có nghĩa là chỉ một từ phức tạp không được giải thích và vô ích có thể làm nhiễu tổng thể lời bình ngay cả khi lời bình rất đơn giản.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Bientapvien Thành Viên

    Số bài viết: 21
    Đã được thích: 20
    Điểm thành tích: 33
    Bài viết khá là bổ ích, nhất là đối với những sinh viên đang học báo chí như bọn e. Tuy nhiên thì e muốn tham khảo các anh chị đã công tác trong nghành là liệu có nên thêm các yếu tố hấp dẫn vào lời bình để lời bình hấp dẫn hơn không? (vẫn giữ đúng những ý chính đấy ạ)
     
  3. GiangCa Thành Viên

    Số bài viết: 5
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 3
    Bài viết rất hay cho những ai muốn vào ngành nhà báo, nội dung của một bài phóng sự rất cần tính ngắn gọn cho người đọc dễ hiểu, thêm một chút bay bổng cho bài viết sinh động hơn