Cảm và sốt là những bệnh phổ biến thường thấy

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi toilaaido, 12/2/19.

Đã xem: 167

  1. toilaaido Thành Viên Kim Cương

    Cảm và sốt là những bệnh phổ biến thường thấy Vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, người lớn cũng hay bị cảm, huống hồ là những đứa trẻ có sức đề kháng yếu. Nguyên nhân gây cảm là cân bàn điện tử gì, triệu chứng ra sao, phải xử lý thế nào? Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. [​IMG] BÉ BỊ CẢM LẠNH THÌ PHẢI ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO Cảm lạnh là đường hô hấp bị nhiễm trùng cấp tính, chia thành cảm nóng và cảm lạnh. Loại hình khác nhau nguyên nhân gây cảm cũng khác nhau, trong đó cảm lạnh phần lớn là do trúng gió lạnh, xảy ra nhiều vào mùa đông xuân. Cảm nóng là do trúng nóng, xảy ra nhiều vào mùa hè thu. Dưới đây là một vài nguyên nhân: 1. DO TÁC NHÂN GÂY BỆNH XÂM NHẬP: Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ phần lớn là do virút gây ra. Khoang mũi của trẻ dưới 1 tuổi rất nhỏ hẹp, lai không có lông mũi, niêm mạc mũ cũng rất non nứt, khiến tiết dịch niêm mạc không đủ, không chống lại được sự xâm nhập của virút. 2. CHỨC NĂNG MIỄN DỊCH CỦA BÉ CHƯA HOÀN THIỆN: Nghiên cứu cho thấy, trẻ dưới 1 tuổi có lượng immunoglobulin ít nhất, khả năng kháng viêm cũng yếu nhất. Tới 3 tuổi bé có thể đạt tới mức đề kháng của người lớn, nên tới độ tuổi này bé sẽ ít bị cảm hơn. 3. MÔI TRƯỜNG TRONG PHÒNG KHÔNG TỐT: Nếu phòng tối tăm ẩm ướt, không khí không lưu thông, hoặc độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều nguy hại tới đường hô hấp của bé. 4. MÔI TRƯỜNG NÓNG LẠNH BẤT THƯỜNG: Thời tiết nóng lạnh thất thường thường khiến các mẹ không kịp trở tay. Chênh lệch nhiệt độ quá lớn, mẹ không kịp thêm áo cho bé, bé bị lạnh là rất dễ bị cảm. TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH Ở BÉ Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch và sức đề kháng yếu, rất dễ bị cảm. Cảm lạnh tuy là bệnh phổ biến thường gặp nhưng trẻ nhỏ bị cảm có thể sẽ gây ra vấn đề lớn về sức khỏe. Làm thế nào để biết có phải bé bị cảm hay không? Bé bị cảm nhẹ thường có biểu hiện sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thỉnh thoảng ho. Nghiêm trọng thì đau đầu, toàn thân vô lực, đôi khi còn tiêu chảy cấp. 1. Thời gian bé bị cảm thường là 2-3 ngày hoặc lâu hơn 2. Bé bị cảm thường kèm sốt, cảm nhẹ thì 1-2 ngày hoặc có thể 5-6 ngày. Bệnh nặng thì thời gian sốt có thể kéo dài 1 tuần. 3. Nếu bé chỉ hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thỉnh thoảng ho vài tiếng thì không nghiêm trọng, chỉ là dấu hiệu nhẹ, thường 3-4 ngày là khỏe. 4. Nhiễm trùng phát sinh do cảm lạnh, thường là viêm nhiễm phần cổ họng. Cụ thể biểu hiện là: sốt, đau cổ,, hạch bạch huyết sưng to hoặc viêm tăng sinh amidan. Bé sẽ có hiện tượng không thích ăn, thậm chí nôn ọe, tiêu chảy. 5. Bé bị cảm nặng biểu hiện như sau: Cảm thấy lạnh, toàn thân không có sức lực, không muốn ăn, sốt cao 39-40 độ. Thậm chí có thể cao hơn, kèm đau đầu, ngủ không ngon. Ngoài ra có thể bị đau bụng cấp, co giật, cha mẹ cần lưu ý. PHẢI LÀM GÌ KHI BÉ BỊ CẢM Cảm lạnh tuy là bệnh phổ biến nhưng với những đứa trẻ còn yếu ớt thì vấn đề không hề nhỏ. Nếu không kịp thời xử lý có thể sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn. Hơn nữa cảm lạnh cũng rất ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần và sự phát triển lành mạnh của bé. Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé bị cảm? CẢM NÓNG: Triệu chứng và nguyên nhân chính: Sợ gió, có hoặc không có mồ hôi, đau đầu, kết mạc tụ máu, nghẹt mũi chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đờm trắng hoặc vàng, khát nước đau họng, cổ họng sưng, lưỡi đỏ, mặt lưỡi trắng hoặc vàng. Cảm nóng thường gặp vào mùa hè thu. Phương châm chữa trị: Cần phải điều hòa gió thanh nhiệt, tuyên phế giải biểu. CẢM LẠNH: Triệu chứng và nguyên nhân chính: Khi mới bị cảm phát sốt sợ lạnh (Sợ lạnh là chủ yếu, thậm chí lạnh rung người), tinh thần uể oải, sốt nhẹ, có hoặc không có mồ hôi, nghẹt mũi chảy nước mũi, hắt hơi, ho có đờm, đờm trong và loãng, ngứa họng, họng sưng không rõ ràng, mặt lưỡi màu trắng. Cảm lạnh thường gặp vào mùa đông xuân. Phương châm chữa trị: cần điều hòa gió, tán hàn, tuyên phế giải biểu. CẢM THỬ THẤP: Triệu chứng và nguyên nhân chính: Thường gặp vào mùa hè nóng ẩm, biểu hiện sốt cao không có mồ hôi, đau đầu mệt mỏi, tức ngực buồn nôn, không thích ăn, buồn nôn hoặc đi ngoài ít, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, lưỡi đỏ, mặt lưỡi trắng hoặc vàng. Phương châm chữa trị: thanh nhiệt, giảm ẩm, giải biểu tuyên phế. BÉ BỊ CẢM THÌ MẸ PHẢI LÀM GÌ? Khi bé bị cảm ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể kết hợp những món ăn trị cảm sau: 1. Đậu xanh xay nhỏ 30g, lá trà 10g, cho vào túi vải, thêm một bát nước to, đun tới khi cạn còn hơn nữa bát nước bỏ túi ra, thêm một lượng vừa đủ đường đỏ, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu. 2. Cúc hài nhi, kim ngân hoa mỗi loại 50g, cam thảo 10g, thêm một bát nước to, đun lấy nước, uống ngày 3-4 lần, trị sốt, tức ngực, choáng váng vô lực… CHĂM SÓC BÉ BỊ CẢM NHƯ THẾ NÀO? Cảm lạnh là bện thường thấy ở trẻ nhỏ, có những bé thường xuyên bị cảm lặp đi lặp lại, đó phần lớn là do chăm sóc không đúng. Dưới đây là một số đồ ăn kiêng kị: 1. KIÊNG THỨC ĂN LẠNH: khi bé bị ho không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước lạnh. Đông Y cho rằng thân thể khi bị lạnh sẽ tổn thương tới phổi, phần lớn ho là do bệnh ở phổi. Nếu vẫn ăn uống đồ lạnh thì rất dễ khiến tắc phế khí, triệu chứng nặng hơn, lâu ngày không khỏi. Đờm phần lớn liên quan tới tì, ăn quá nhiều đồ lạnh còn tổn thương tới tì vị, khiến chức năng của tì giảm sút. 2. KIÊNG THỨC ĂN BÈO NGỌT, NẶNG VỊ: Đông Y cho rằng ho phần lớn là do phổi nóng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Bình thường ăn nhiều đồ béo ngọt vị nặng sẽ gây nóng trong, ho nặng hơn. Ngoài ra cũng không được ăn nhiều đồ chiên rán, vì đồ chiên rán gây gánh nặng cho hệ đường ruột, sinh đờm, ho lâu khỏi. 3. KIÊNG THỨC ĂN TANH TÔM CUA CÁ: Bé bị ho nếu ăn đồ tanh sẽ ho nặng hơn. Đó là vì chất tanh kích thích đường hô hấp và dị ứng với đạm trong tôm cua, đặc biệt với những bé dị ứng với một số loại cá, trứng càng cần phải tránh những món này. 4. KIÊNG ĐÔ ĂN CHUA: đồ chua sẽ khiến đờm khó đẩy ra ngoài, đồ chua cũng khiến bệnh nhiễm trùng lâu lành. 5. KIÊNG ĂN QUÝT: nhiều người cho rằng quýt có tác dụng trị ho nhưng thực ra chỉ có vỏ quýt mới có tác dụng này, còn thịt quả thì sinh nhiệt sinh đờm. 6. KIÊNG ĂN QUÁ MẶN: ăn quá mặn dễ gây ho hoặc khiến ho nặng hơn.
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook