Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế?

Thảo luận trong 'Nhận làm thiết kế' bắt đầu bởi xaydungsongnam, 11/1/23.

Đã xem: 584

  1. xaydungsongnam Thành Viên

    Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

    Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

    Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

    Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

    [​IMG]
    KAHLO

    Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

    1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

    Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

    Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

    Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

    2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

    Cách đưa yêu cầu

    Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

    Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

    Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

    Cách đặt câu hỏi

    Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

    Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

    – Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

    – Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

    – Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

    Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

    Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

    Cách kiến trúc sư làm việc

    Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

    Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

    Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

    Liên hệ công ty kiến trúc:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
    Hotline: 0769 861 168
    Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
     

    Các file đính kèm:

    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng SONG NAM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

    Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,…).

    [​IMG]

    Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau:
    Thiết kế quy hoạch

    – Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,…
    – Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.
    – Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,…
    – Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,…
    – Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.

    Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình

    – Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan.
    – Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không.

    Thiết kế nội thất

    – Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.
    – Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,… sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.

    Thiết kế cảnh quan

    – Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt.
    – Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,…
    – Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên.

    Ngoài ra:
    • Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường.
    • Trực tiếp ra hiện trường để tư vấn giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.
    • Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có)
     
  3. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

    Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

    [​IMG]

    Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

    Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

    [​IMG]
     
  4. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Để nắm rõ và giúp khách hàng có thể tối ưu được chi phí trong việc thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng, Song Nam xin chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thiết kế thi công nhà xưởng bao gồm:

    – Nhà thầu thiết kế thi công nhà xưởng:

    Mỗi nhà thầu đều có những khả năng và điểm mạnh khác nhau của riêng mình, chính vì vậy, đơn giá thi công các công trình cũng sẽ không giống nhau. Ngoài ra, chất lượng thiết kế thi công giữa các nhà thầu cũng không không nhau nên mức giá đưa ra cũng khác nhau.

    – Yêu cầu đối với công năng nhà xưởng:

    Các yêu cầu về công năng của nhà xưởng sẽ quyết định phần lớn đến việc đưa ra phương án thi công, kết cấu và vật liệu xây dựng nhà xưởng. Trong đó bao gồm: phương án kết cấu, giải pháp nền, giải pháp che, các hạng mục phụ trợ và vật liệu chống nhiệt, … Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến cơ cấu chi phí báo giá của thi công thiết kế nhà xưởng.

    – Địa điểm, khu vực xây dựng của nhà xưởng:

    Đây cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới chi phí đơn giá xây dựng của nhà xưởng. Tùy thuộc theo từng địa điểm xây dựng mà đội ngũ thi công sẽ xem xét địa chất khu vực đó có tốt không: nếu như tại đó có địa chất tốt, bằng phẳng, chi phí được giảm thiểu cho phần nền móng và ngược lại, ở các vị trí đất bùn chảy dẻo, gồ ghề hay không chắc chắn … thì chi phí thi công sẽ phát sinh cho giải pháp gia cố nền móng. Bên cạnh đó, khu vực thi công tốt sẽ thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu, điện nước hỗ trợ tốt cho sinh hoạt trong quá trình thi công. Đó cũng là yếu tố làm giảm phần nào tới chi phí xây dựng.

    [​IMG]



    – Quy mô công trình xây dựng của nhà xưởng:

    Một điều có thể chắc chắn rằng, khi bạn muốn thi công xây dựng nhà xưởng với diện tích càng lớn, đơn giá xây dựng tính theo m2 sẽ càng thấp và ngược lại. Với cùng một phương án kết cấu và giải pháp nguyên vật liệu, sự chênh lệch về đơn giá cho nhà xưởng với diện tích 1000m2, 10000m2 và 20000m2 là không hề nhỏ.

    – Mẫu thiết kế nhà xưởng:

    Tùy thuộc vào nhu cầu của từng đơn vị, việc lựa chọn xây dựng nhà xưởng theo phong cách truyền thống , hiện đại hay cổ điển sẽ đi kèm mức chi phí chênh lệch khác nhau. Ví dụ: bạn quyết định thi công nhà xưởng theo phong cách hiện đại, đòi hỏi vật liệu đi kèm cũng sẽ thuộc loại cao cấp và mắc tiền hơn so với công trình nhà xưởng thiết kế đơn giản.

    – Thời gian thi công công trình nhà xưởng:

    Vật tư chính để xây dựng các công trình nhà xưởng sẽ là thép. Có những thời điểm giá thép biến đổi, thậm chí biến động mạnh, cao hơn gấp 1,7 lần giá bình thường. Do đó, đơn giá trong gói thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng cũng sẽ tăng lên theo thị trường. Thời điểm thích hợp để bạn có thể quyết định thi công xây nhà xưởng trọn gói là vào nửa đầu năm. Bởi tại thời điểm này, các dự án xây dựng chưa được triển khai nên chưa cần dồn dập đẩy mạnh.

    Mặt khác, thời điểm cuối năm sẽ có rất nhiều bên chạy tiến độ doanh thu, chưa kể thời tiết mưa bão nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc thi công, dẫn đến chi phí cũng sẽ gia tăng phần nào do thời gian kéo dài. Vậy nên để có thể tiết kiệm chi phí, bạn nên xem xét các thời điểm mà Mashome tư vấn cho bạn mà lựa chọn thời gian thi công phù hợp nhất.

    [​IMG]

    – Yêu cầu về thời gian xây dựng, tiến độ thi công nhà xưởng:

    Tùy thuộc vào quy mô dự án của doanh nghiệp mà nhà thầu thi công sẽ báo thời gian dự kiến hoàn thành công trình. Còn nếu trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang cần đẩy nhanh tốc độ và đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía nhà thầu, bao gồm các mặt như nhân lực, máy móc, biện pháp tổ chức, … thì điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công dự án. Tùy thuộc vào mức yêu cầu của bạn đối với công trình, nhà thầu sẽ báo chi phí gia tăng chi tiết để hai bên rõ ràng và thống nhất trong việc thi công dự án nhà xưởng.
     
  5. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng có đặc điểm chung là triển khai thi công nhiều hạng mục công trình có tính chất khác nhau trải rộng trên mặt bằng vài nghìn mét vuông trở lên. Muốn công trình xây dựng nhà máy khu công nghiệp có chất lượng tốt nhất, bên cạnh chú trọng khâu thiết kế và thi công nhất định phải có được sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng chuyên nghiệp.

    Để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình cần có đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy, nhà xưởng.

    Khu công nghiệp là tổ hợp lớn bao gồm nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất với đa dạng ngành nghề lĩnh vực, đa dạng hình thức sản xuất. Việt Nam tập trung nhiều khu công nghiệp khắp các tỉnh thành tạo thành các vùng công nghệ trọng điểm, đặc khu kinh tế. Các nhà máy nhà xưởng xây dựng đòi hỏi độ chính xác và độ an toàn cao do vậy không thể thiếu bước giám sát các công đoạn thi công xây dựng.

    [​IMG]

    Vì vậy hầu hết các dự án xây dựng nhà máy đều có các hạng mục thi công sau:
    – Theo dõi việc thi công của các nhà thầu thi công trên công trình.
    – Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng.
    – Giám sát năng lực của nhà thầu thi công so với với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
    – Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp.
    – Giám sát biện pháp thi công.
    – Giám sát quá trình triển khai công việc ở hiện trường phải đúng theo thiết kế, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
    – Xác nhận bản vẽ hoàn công.
    – Tổ chức nghiệm thu.
    – Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công;
    – Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh.
    – Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình.
    – Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan.

    Một quy trình giám sát đạt chuẩn sẽ đảm bảo dự án thi công được hoàn thiện theo đúng tiến độ, chất lượng và sự an toàn tối đa.

    Các yếu tố mà kỹ sư giám sát cần phải đảm bảo trong quy trình này bao gồm:
    – Chịu trách nhiệm, theo dõi, kiểm soát khối lượng của toàn bộ công trình.
    – Đảm bảo được tiến độ, thời gian thi công theo đúng hợp đồng đã ký.
    – Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, các công việc thi công tại công trình.
    – Người chịu trách nhiệm giám sát cần có chứng chỉ hành nghê theo đúng quy định pháp luật.
     
  6. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Khác với những phong cách thiết kế kiến trúc khác thiết kế nhà phố hiện đại với lối kiến trúc tối giản, tinh tế, tiện nghi, cởi mở nhưng không kém phần sang trọng …

    Do đó trước khi bắt đầu xây dựng, đòi hỏi bạn phải có tính toán kỹ lưỡng, lưu ý thiết kế kiến trúc nhà phố như thế nào là hợp lý.

    [​IMG]

    Phối màu sơn nội thất hợp lý

    Việc sử dụng màu sắc có tác dụng rất lớn trong việc tạo cho không gian sáng hơn đối với những không gian thiếu sáng. Vì vậy, nên tránh sử dụng màu trung tính, màu tối cho trần nhà.

    Tư vấn kiến trúc ngôi nhà màu trắng luôn là sự lựa chọn an toàn nhưng bạn cũng có thể lựa chọn những tông màu khác từ màu xanh lá cây đến màu vàng kim.

    Tuy nhiên, nếu bạn ngần ngại vì màu trắng sẽ mang đến cảm giác lạnh lẽo vào mùa đông thì bạn có thể chọn màu xanh da trời hay màu xanh dương nhạt giúp bạn có cảm giác tươi mới hơn.

    Hoặc bạn có thể kết hợp màu trắng của sơn tường với rèm cửa hay màu ga giường, các vật dụng nội thất… giúp cho không gian vừa sáng lại vừa ấn tượng.

    [​IMG]

    Chọn gương bóng, sàn bóng

    Tư vấn thiết kế không gian nhà thiếu sáng nên lắp đặt gương kính để tăng độ rộng cho nhà ở. Đồng thời, có thể thay đổi tông màu của sàn nhà bằng cách lựa chọn sàn gỗ hay gạch với các tông màu sáng, bóng sẽ giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn.

    Hoặc có thể sử dụng gạch, sàn gỗ, sàn nhựa, các vật liệu như arcylic có bề mặt bóng cũng đem lại hiệu ứng tương tự như gương kính.

    Sử dụng đèn chiếu hợp lý

    Không gian nhà ở không thể thiếu đèn và đặc biệt là nhà thiếu ánh sáng sẽ cần đèn hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc lựa chọn và bố trí các loại đèn ở các vị trí không gian khác nhau sẽ thực sự mang lại hiệu quả lấy sáng khác biệt.

    Nhà thiếu sáng nên tránh xa các loại đèn trần chùm cầu kỳ nó khiến căn nhà trở nên phức tạp và rối hơn, mất đi chiều cao cần thiết.

    Hãy thay thế đèn trần lớn bằng những loại đèn bóng nhỏ, hoặc đèn âm trần để giúp trần cao hơn, sáng hơn.
     
  7. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Giai đoạn đầu tiên của bất kỳ công trình xây dựng nào đều có quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc. Nó cho phép bạn tạo một hình ảnh về cấu trúc tương lai và tính toán lượng vật liệu xây dựng chính xác. Độ bền của ngôi nhà và sự thoải mái khi sống trong đó phụ thuộc vào tính đúng đắn của dự án thiết kế kiến trúc.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết cần xem xét khi phát triển thiết kế kiến trúc. Một dự án được thiết kế sai có thể dẫn đến những hậu quả tai hại và lãng phí tiền bạc. Vậy thiết kế kiến trúc là gì, tại sao nó lại quan trọng và bản thân quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé

    Thiết kế kiến trúc là gì?
    Thiết kế kiến trúc được hiểu là việc bố trí không gian và phân khu chức năng theo nhu cầu sử dụng. Nói một cách khác thì thiết kế kiến trúc là sự pha trộn các yếu tố về khoa học, thẩm mỹ, nghệ thuật để tạo nên một công trình hoàn thiện. Ngoài ra, khi đi vào chi tiết còn bao gồm rất nhiều công việc khác như: kết cấu, ốp lát, chiếu sáng, cấp thoát nước, internet,…nhằm tạo ra một không gian sống đẹp, chất lượng cao, tiện nghi, đầy đủ công năng tạo nên một môi trường sống thoải mái, dễ chịu và là niềm tự hào cho chủ nhân.

    [​IMG]

    Bản chất của thiết kế kiến trúc công trình là sự tương quan giữa các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và các yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế, quy hoạch công trình. Một công trình kiến trúc đẹp không thể thiếu bàn tay của Kiến trúc sư. Và công việc của người KTS chính là tư vấn vấn thiết kế kiến trúc.

    Thiết kế kiến trúc không chỉ là hình học thuần túy mà còn là yếu tố trong nhận thức về không gian và tính thẩm mỹ. Các đường chỉ thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí của các không gian khác nhau. Khi làm việc trong một dự án kiến trúc, chuyên gia phải tính đến nhu cầu và nguồn lực của khách hàng, các đặc tính thẩm mỹ và kỹ thuật của đối tượng, và tất nhiên, các quy tắc xây dựng.

    Nhiệm vụ chính của thiết kế trong kiến trúc là tìm ra các giải pháp xây dựng tối ưu, sử dụng các kỹ thuật khác nhau và lựa chọn vật liệu để tạo điều kiện thoải mái và thẩm mỹ cho cuộc sống, công việc và giải trí.

    [​IMG]

    Thiết kế kiến trúc bao gồm các đối tượng sau:
    • Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng. Công việc được tiến hành nhằm thiết kế diện mạo của ngôi nhà, nội thất và khu vực địa phương.
    • Thiết kế kiến trúc và xây dựng công trình công cộng. Danh mục này bao gồm văn phòng, ngân hàng, trung tâm mua sắm và cửa hàng. Các nhà thiết kế và kiến trúc sư đang làm việc để tạo ra một hình ảnh của tòa nhà sẽ thu hút khách hàng.
    • Thiết kế kiến trúc và đô thị. Các dự án tòa nhà và công trình tiện dụng trong các khu công nghiệp đô thị được phát triển có tính đến các đặc điểm cụ thể của đối tượng, vị trí của nó, đặc điểm của cảnh quan xung quanh và điều kiện khí hậu.
    • Thiết kế kiến trúc và xây dựng các công viên, quảng trường, bờ kè, quảng trường thành phố, đường phố. Nó bao gồm việc quy hoạch các địa điểm công cộng và các lô đất ở nông thôn.
    [​IMG]

    Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm: tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, đến tư vấn lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý, giám sát quá trình thi công ngoài công trường.
     
  8. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Nhà thiết kế kiến trúc là người tham gia vào việc thiết kế các tòa nhà hoặc cảnh quan đô thị từ giai đoạn lên ý tưởng đến hoàn thiện gọi là kiến trúc sư. Dựa trên các mục tiêu của dự án, anh ta tạo ra các kế hoạch, bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án. Công việc của một kiến trúc sư thiết kế đòi hỏi kiến thức về xây dựng, thiết kế, khoa học và toán học để tạo ra các dự án xây dựng hiệu quả và hấp dẫn. Họ làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của các kiến trúc sư được cấp phép.

    [​IMG]

    Một nhà thiết kế kiến trúc làm gì? Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc của kiến trúc sư có thể bao gồm:
    Cộng tác với khách hàng để thảo luận về các yêu cầu, tiến độ và ngân sách của dự án;

    Tạo ra các kế hoạch, bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án;

    Điều chỉnh dự án theo phản hồi của khách hàng;

    Tương tác với các kỹ sư, nhà xây dựng, kiến trúc sư và quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án;

    Tính toán dự toán, thời gian, kỹ thuật, thi công theo dự án;

    Đảm bảo rằng dự án tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định xây dựng;

    Thu thập và sử dụng dữ liệu về vật liệu, kích thước và số đo cho kế hoạch dự án;

    Đến công trường để giám sát dự án.
     
  9. xaydungsongnam Thành Viên

    Số bài viết: 9
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Web:
    Trong hoạt động xây dựng, thuật ngữ Dự toán đã trở lên rất quen thuộc, nó được nhắc đến và được sử dụng vào hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Vậy, dự toán là gì, mục tiêu và cách lập dự toán như thế nào; tại sao phải lập dự toán; trong bài viết này SONG NAM sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các vấn đề trên nhé:

    1. Dự toán là gì?
    Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 nêu khái niệm về dự toán xây dựng như sau:
    “Điều 135. Dự toán xây dựng

    Dự toán là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.”

    Nội dung dự toán được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ là:
    “Điều 11. Nội dung dự toán công trình

    Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.

    Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.”

    Như vậy, dự toán công trình là việc tính toán các chi phí cần thiết để xây dựng công trình và được thực hiện từ sau thiết kế cơ sở; việc tính toán các chi phí xây dựng trong các khâu trước thiết kế cơ sở là việc tính tổng mức đầu tư sơ bộ (hay còn gọi là khái toán).

    Đối với mỗi công trình xây dựng thì tối thiểu cần thực hiện các công việc sau:
    • Lập hồ sơ xin phép xin phép xây dựng;
    • Lập bản vẽ thiết kế thi công;
    • Lập dự toán xây dựng công trình;
    • Triển khai thi công;
    • Hoàn công và bàn giao đưa vào sử dụng.
    Tuy nhiên thực tế hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công và tính giá xây dựng theo m2 sàn mà bỏ qua luôn bước lập dự toán vì cho rằng Lập dự toán chẳng để làm gì cả.

    [​IMG]

    2. Mục tiêu của việc lập dự toán là gì?
    Biết chính xác tổng chi phí xây dựng
    Biết được chính xác chi phí cho từng hạng mục, công việc từ đó điều chỉnh, cân đối bỏ đi các công việc không cần thiết – Giúp chủ động kinh phí và tối ưu chi phí cho từng hạng mục công việc.

    Biết rõ tổng vật tư để nhập về
    Trong xây dựng việc nhập vật tư, nhiều lần, nhập thiếu, nhập thừa đều làm phát sinh chi phí: nhập nhiều lần thì phát sinh chi phí vận chuyển; Nhập thiếu làm chậm tiến độ; Nhập thừa gây lãng phí. Lập dự toán sẽ giúp bạn hạn chế được điều này, bởi bạn chỉ cần căn cứ Bảng tổng hợp vật tư để chuận bị nhập số lượng và chủng loại vật từ phù hợp và vừa đủ.

    Giám sát, triển khai công việc dễ dàng
    Bảng dự toán được lập trên cơ sơ đo bóc khối lượng, kích thước chính xác từ bản vẽ thiết kế thi công nên khi giám sát thực hiện, bạn kết bản vẽ thiết kế và bảng dự toán được lập rất dễ dàng phát hiện khi có sai sót để kịp thời điều chỉnh.

    Nắm ưu thế khi đàm phán hợp đồng
    Việc nắm rõ chi phí để thực hiện, nắm rõ chi tiết khối lượng công việc, nắm rõ khối lượng vật tư phải cung cấp giúp bạn dễ dàng đưa ra mức giá đàm phán và các ràng buộc hợp đồng về vật tư, tiến độ đảm bảo quyền lợi.

    Vay vốn ngân hàng nhanh chóng
    Trong trường hợp bạn cần vay vốn qua ngân hàng thì Bảng dự toán được lập chính là cơ sở để ngân hàng duyệt vay vốn. Khi bạn đã lập dự toán thì việc vay ngân hàng sẽ rất dễ dàng được duyệt nhanh chóng.

    Dễ dàng phân chia gói thầu, giai đoạn thực hiện
    Một công trình xây dựng được phân chia ra từng gói thầu (Phần móng; Phần thô; Phần hoàn thiện, phần nội thất ….) sẽ giúp bạn dễ dàng giám sát thực hiện, lựa chọn đơn vị thi công có năng lực theo từng gói thầu cụ thể và đơn giá hóa trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện.

    Lưu ý khi sử dụng dự toán xây dựng

    Dự toán công trình được lập dựa theo tính toán ước tính trước khi tiến hành công tác đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy khi triển khai thực tế tại dự án/công trình thì giữa dự toán và thực tế xây dựng có thể phát sinh chênh lệch, nhất là ở các hạng mục thi công các vị trí ngầm (công trình đào hầm, đào mương …), các vị trí bị che khuất (vị trí móng). Để phù hợp giữa dự toán và thực tế thi công, bảo đảm sự đồng bộ giữa dự toán với thực tế thi công, hồ sơ hoàn công công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các bên có liên quan cần thực hiện một số công việc sau:

    – Khi triển khai thi công, nếu phát hiện sự sai khác, sự chênh lệch, không phù hợp giữa dự toán và thực tế thì các bên liên quan cần lập biên bản hiện trường, xác nhận sự việc và đề xuất điều chỉnh thay đổi (nếu cần thiết).

    – Đơn vị tư vấn thiết kế, dự toán công trình căn cứ thực tế hiện trường để lập thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung.

    – Chủ đầu tư thực hiện xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán công trình.

    – Chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng giao nhận thầu (trong trường hợp Hợp đồng giao nhận thầu trước đó có điều khoản bổ sung, điều chỉnh hợp đồng khi thực tế thi công có sai khác với dự toán thiết kế ban đầu).

    – Các cơ quan có nhiệm vụ thanh toán công trình căn cứ vào hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung để thực hiện việc thanh toán theo khối lượng, giá trị điều chỉnh, bổ sung.

    – Hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung của dự án/công trình được thực hiện lưu giữ tại chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan có liên quan như hồ sơ thiết kế, dự toán ban đầu.

    Việc lập dự toán xây dựng chắc chắn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng cần được lập phù hợp với thiết kế xây dựng, nhờ đó góp phần giúp cho chủ đầu tư và các bên có liên quan quản lý tốt được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc lập dự toán là công việc tương đối phức tạp vì được xây dựng trên rất nhiều số liệu về khối lượng xây dựng, nhiều khoản mục chi phí, nhiều quy định về tính toán chi phí và có sự khác biệt theo địa giới hành chính cho từng dự án đầu tư.

    Đối với người làm công tác kế toán xây dựng cần có sự hiểu biết nhất định đối với dự toán từng dự án/công trình, thực hiện các công tác kế toán phù hợp với dự toán xây dựng, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.