Chỉ dẫn cách phòng trừ một số bệnh khi nuôi lợn mán

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi trangfun24h, 15/6/17.

Đã xem: 118

  1. trangfun24h Thành Viên

    Lợn mán vốn là loài sống hoang dã nên có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, tuy nhiên, đôi khi việc mắc một số bệnh vẫn là điều không thể tránh khỏi. Một số bệnh thường gặp khi nuôi lợn mán giống cần chú ý là:
    Bệnh tiêu hóa
    Các triệu chứng thường gặp khi lợn mán bị mắc bệnh về tiêu hóa như sình bụng, đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm …. Đây là bệnh khá phổ biến, hoàn toàn có thể sử dụng các thuốc uống để trị bệnh trực tiếp hoặc có kế hoạch phòng ngừa từ trước.
    Vốn có sức đề kháng tốt nên một số con lợn mán vẫn có thể khỏi bệnh khi ăn 5 -10kg rau dừa dại, hoặc ăn các thức ăn có tính đắng chát như lá, ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa …
    Để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho lợn mán, người chăn nuôi cần đảm bảo vệ sinh thức ăn không bị hỏng, ẩm mốc, bốc mùi hôi thôi, thức ăn không chứa thuốc bảo vệ thực vật, đa dạng khẩu phần ăn hằng ngày cho lợn, để đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho lợn mán.
    Chấn thương cơ học
    Trong quá trình chăn nuôi, không tránh khỏi sự ẩu đả giữa các con lợn trong đàn dẫn đến chấn thương cơ học, đặc biệt là những con lợn mán giống. Tuy nhiên , khả năng lành vết thương của lợn mán khá nhanh chóng hầu như không cần phải sử dụng thuốc. Nếu chấn thương cần thiết phải sử dụng thuốc thì chỉ cần rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, khâu vết thương nếu vết thương lớn tiêm kháng sinh tổng hợp.

    [​IMG]

    Sưng phổi
    Khi thấy lợn mán sốt cao, biếng ăn, hoặc bỏ ăn có thể lợn đã bị sưng phổi, cần điều trị bằng kháng sinh tổng hợp ngay và có ý kiến chăm sóc bởi bác sĩ thú y.
    Táo bón
    Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thức ăn nhuận tràng… cho lợn bị táo bón.
    Ký sinh trùng đường ruột
    Khi thấy lợn mán còi cọc, chậm lớn, đi phân có nhiều ấu trùng giun, sán … rất có thể trong đường ruột của chúng đã nhiễm ký sinh trùng, cần phải dùng thuốc xổ giun, sán cho lợn.
    Ký sinh trùng ngoài da
    Đặc tính hoang dã khiến lợn mán ít khi bị các loại côn trùng tấn công. Để đề phòng các loại ve, mò, ghẻ, ruồi, muỗi bám trên da hút máu người chăn nuôi cần dùng thuốc sát trùng bôi, xịt ngoài da lợn. Định kỳ vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh – tấn công môi trường sống của các loại côn trùng, khiến số lượng chúng giảm bớt không gây tác hại cho lợn.
    Bao đời nay, các cụ vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho lợn mán vẫn là chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ … áp dụng đầy đủ các phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh và thức ăn. Cách ly lợn mán bệnh để tránh cả đàn lây nhiễn nhau, tiêm phòng cho lợn theo định kỳ …
    Khách hàng có nhu cầu mua giống lợn mán, hoặc nhu cầu về thịt vui lòng liên hệ: Trịnh Xuân Lãm – thị trấn Cao Phong – huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình. SĐT: 098.546.3058
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook