Chia sẻ mẹo dân gian: chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi ddangvanha, 2/8/19.

Đã xem: 183

  1. ddangvanha Thành Viên Tích Cực

    Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp dân gian an toàn, lành tính có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp vừa và nhẹ. Đây là cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà ai cũng thực hiện được. Hiệu quả của phương pháp này đến đâu, cách thực hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết bày để có được câu trả lời nhé !


    Tác dụng của lá trầu không với người bệnh trĩ


    Trầu không là một loài cây đã quá quen thuộc ở nước Việt Nam chúng ta. Lá của loài cây mọc ở nhiều nơi này còn được biến đến là một vị thuốc trong dân gian và được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi.

    Trong cuốn sách các cây thuốc Việt có ghi rằng: lá trầu không có vị cay tính ấm, quy kinh vào phế, vị, tỳ. Vị thuốc này có tác dụng khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, giảm đau chống ngứa nên được sử dụng trong các trường hợp đau nhức, tổn thương ngoài da, táo bón, viêm nhiễm, phong thấp, đau xương khớp…



    [​IMG]

    Tác dụng của lá trầu không với người bệnh trĩ



    Lá trầu không hoàn toàn có thể dùng cho người bệnh trĩ cả đường uống và đắp ngoài. Tác dụng của lá trâù không sẽ được thể hiện qua từng cách sử dụng cụ thể:



    +Bệnh trĩ thực chất chính là tình trạng suy giãn hệ thống tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng mà gây ra. Sử dụng lá trầu không vào bên trong cơ thể sẽ giúp làm giảm và hạn chế tình trạng táo bón. Mà táo bón lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và làm cho tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Nhờ đó lá trầu không giảm được áp lực nhiều lên vùng hậu môn trực tràng, ngăn ngừa bệnh tiến triển.



    +Còn dùng lá trầu không bên ngoài sẽ mang đến rất nhiều tác dụng cho người bệnh trĩ, giúp giảm đau, chống viêm, hạn chế sưng, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Công dụng này của lá trầu không đến từ thành phần có nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như" tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.





    Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không nên được áp dụng sớm ở các giai đoạn vừa và nhẹ (cấp độ 1 hoặc 2) thì sẽ rất hiệu quả. Còn người bệnh ở những giai đoạn nặng hơn thì nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế để được khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.



    Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không


    Trĩ vốn là căn bệnh “khó nói” vì xảy ra ở vùng nhạy cảm (trực tràng hậu môn). Chính vì vậy mà nhiều người bệnh có tâm lý ngại đến cơ sở y tế để điều trị và chỉ muốn chữa tại nhà. Nếu chữa bệnh trĩ tại nhà thì sử dụng thảo dược thiên nhiên là sự lựa chọn hữu hiệu nhất. Phương pháp này vừa an toàn, lành tính mà hiệu quả mang lại là rất khả quan. Một trong số những thảo dược thường dùng tại nhà cho người bệnh trĩ là lá trầu không.



    Cách sử dụng lá trầu không cũng khá là đơn giản mà hầu như người nào cũng có thể thực hiện dễ dàng được:



    +Đầu tiên là cách sử dụng đơn giản nhất khi bạn chỉ cần nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi chúng không còn dưỡng chất nữa.i



    +Hiệu quả hơn thì có thể đun lá trầu không lấy nước và uống trong ngày. Cách làm cũng không có gì phức tạp cả: giã nát lá trầu, rồi cho vào nồi nước sôi với lượng nước vừa đủ. Lọc gạn lấy phần nước và sử dụng.



    Ngoài cách dùng như trên thì có thể chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi hoặc ngâm lá trầu không nữa cũng rất hiệu quả. Nếu kết hợp được cả hai cách dùng trong và dùng ngoài thì lại càng tốt hơn.



    Cách xông trĩ bằng lá trầu không


    Xông hơi là một trong những cách sử dụng lá trầu không hiệu quả nhất dành cho người bệnh trĩ. Tận dụng việc hơi nước bốc lên cùng với các hoạt chất trong lá trầu sẽ giúp giảm đau nhanh, hạn chế sung viêm và chống nhiễm khuẩn vùng búi trĩ.



    Cách xông trĩ bằng lá trầu không là:



    +Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không (khoảng 10-15 lá)



    +Rửa sạch bằng nước rồi để ráo.



    +Cho lá trầu vào cối, thêm một chút muối và giã nhỏ ra.



    +Đun 1 nồi nước sôi khoảng 1,5 lít nước.



    +Cho lá trầu không vào nồi nước đang sôi, giảm lửa để trong vòng 10 phút.



    +Tắt bếp, đổ nước trầu không ra 1 các chậu nhỏ hoặc bô để xông hơi.



    +Lưu ý là cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi xông hơi.



    +Xông hơi đến khi hơi nước không còn bốc lên nữa là được.



    Để mang lại hiệu quả tốt hơn thì người bệnh trĩ có thể kết hợp thêm với một số thảo dược khác để xông hơi như: bồ kết, quả cau, hạt gấc…



    Ngâm lá trầu – Cách chữa trĩ ngoại, trĩ nội giai đoạn nhẹ


    Trĩ nội và trĩ ngoại là hai thể bệnh phổ biến và thường gặp nhất. Ngâm lá trầu là cách chữa có thể áp dụng được với cả hai trường hợp này ở giai đoạn nhẹ. Cách thực hiện là:



    +Chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá trầu không.



    +Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước rồi vò nát.



    +Đun 1 nồi nước sôi khoảng 1,5 lít nước.



    +Cho lá trầu không vào nồi nước đang sôi, giảm lửa để trong vòng 10 phút.



    +Tắt bếp, đợi cho nước nguội bớt đến lúc còn ấm thì dùng nước này ngâm hậu môn.



    Thời gian ngâm lá trầu là trong khoảng 15 phút, sau đó dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng. Mỗi ngày nên áp dụng 1 lần và duy trì đều đặn hàng ngày để có được hiệu quả.



    Chữa ngứa hậu môn bằng lá trầu không ?


    Chữa ngứa hậu môn bằng lá trầu không cũng rất tốt. Không phải chỉ bệnh trĩ mới cần dùng đến lá trầu không. Nếu có bất kỳ những biểu hiện gì bất thường như ngứa hay đau nhức ở hậu môn thì chúng ta hoàn có thể sử dụng lá trầu không được. Loại thảo dược này sẽ giúp giảm đau và ngứa nhanh chóng, mà lại an toàn không gây tác dụng phụ.



    Về cách thực hiện thì có thể lựa chon một trong hai cách dùng ngoài như trên: xông hơi hậu môn hoặc ngâm lá trầu đều được.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook