Chia sẻ nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh lao

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi nangthang12, 22/9/20.

Đã xem: 201

  1. nangthang12 Thành Viên Bạch Kim

    Bệnh lao được coi là nguyên nhân chính gây tử vong cho bà bầu và là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 45 tuổi. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

    Định nghĩa bệnh lao là gì?
    Bệnh lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra tại phổi. Bệnh có thể lây lan từ người sang người khác thông qua không khí khi người mắc bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ.
    Ngoài phổi, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis còn có thể thông qua đường
    máu hoặc hạch bạch huyết gây bệnh tại các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống và não.
    Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lao có thể dẫn đến tử vong.

    Phân loại bệnh lao
    Có thể phân chia bệnh lao thành 2 loại chính, bao gồm:
    Nhiễm lao tiềm ẩn: tình trạng vi khuẩn lao sống trong cơ thể nhưng không làm chủ thể bị mắc bệnh do khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí, cơ thể sẽ tự động sinh ra phản ứng chống lại vi khuẩn này, không cho vi khuẩn phát triển. Loại này không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào và không lây truyền cho người khác.
    Bệnh lao: Khi vi khuẩn lao phát triển mạnh mẽ và số lượng nhân lên nhanh chóng, người bệnh sẽ chuyển từ dạng nhiễm lao tiềm ẩn sang bệnh lao với các dấu hiệu cụ thể điển hình. Bệnh lao rất dễ lây lan sang người khác qua đường không khí vì thể người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường được chỉ định điều trị để không phát triển thành bệnh lao.

    Ai có nguy cơ mắc bệnh lao?
    Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm lao, tuy nhiên các đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

    • Trong gia đình có người bị nhiễm bệnh lao
    • Đã sống, làm việc hoặc ở lại một thời gian dài ở nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao
    • Người bị thiếu cân
    • Phụ thuộc vào ma túy và rượu
    • Phụ nữ mang thai
    Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ nhiễm lao
    So với các đối tượng khác, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao do cơ thể thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron.
    Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nội tiết tố rau thai khiến cho các cơ quan vùng chậu – hông, hệ sinh dục, da, các cơ phải tăng cường chuyển hóa chất và ngấm nhiều nước hơn. Điều này dẫn đến các cơ quan phổ, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn lao dễ dàng thâm nhập và hoạt động.
    Ngoài nguyên nhân trên, phụ nữ mang thai dễ nhiễm vi khuẩn lao do hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không đủ chất, bị mất sức và cơ thể mệt mỏi…
    [​IMG]
    Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh lao

    Các triệu chứng của bệnh lao khi mang thai là gì?
    Các triệu chứng của bệnh lao ở phụ nữ mang thai có thể không đặc hiệu.

    • Ho kéo dài hơn một vài tuần
    • Sốt dai dẳng (nhiệt độ cao)
    • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
    • Ăn mất ngon
    • Giảm cân không giải thích được
    • Cảm giác mệt mỏi và bất thường chung
    • Ho ra máu
    • Sưng liên tục ở các tuyến cổ (hoặc đôi khi các tuyến khác)
    Biến chứng bệnh lao khi mang thai
    Bệnh lao là một bệnh nguy hiểm, nhất là đối với thai phụ do những biến chứng xảy ra như sau:
    Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong
    Bà bầu bị bệnh lao sẽ có nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân
    Trẻ nhỏ bị lao bẩm sinh sẽ sốt, suy hô hấp và gan to
    Ở cuối thai kỳ, thai phụ có thể tử vong và nhiễm độc thai nghén
    Chính những biến chứng đáng lo ngại có thể gây ra cho cả mẹ và bé nên thông thường phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lao sẽ không được khuyến khích mang thai và sinh con trong quá trình điều trị bệnh.

    Phương pháp điều trị bệnh lao cho phụ nữ mang thai
    Nếu nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, bà bầu cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng nhiễm bệnh.
    Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh lao cần được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    Điều trị ban đầu bằng thuốc INH, rifampicin và ethambutol liên tục trong 2 tháng
    Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất….
    Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
    Sau khi sinh, nếu người mẹ vẫn còn phải điều trị bệnh lao sẽ phải cách ly với em bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho con, không cho em bé bú sữa mẹ khi mẹ bị lao phổi
    Con của mẹ bị lao khi mang thai cần được theo dõi để xem có bị lao bẩm sinh không và tiêm BCG sớm phòng lao sơ nhiễm.
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook