Chưa đi chưa biết mùa hè Nhật Bản

Thảo luận trong 'Mua bán, rao vặt dịch vụ' bắt đầu bởi shanshan91, 7/5/16.

Đã xem: 375

  1. shanshan91 Thành Viên

    Chưa đi chưa biết mùa hè Nhật Bản!

    Làm visa Nhật Bản hoặc gia hạn visa Nhật Bản để có thể có cơ hội được " thấm" cái vị mùa hè Nhật Bản nó như thế nào! Trước giờ nhiều người chỉ nghĩ đến Nhạt Bản với hoa anh đào và mùa đông Nhật Bản với tuyết lạnh rơi trắng phố nhà thôi!


    Nói thật là mọi hướng dẫn du lịch đến Nhật Bản đều nói khuyên nên tránh xa mùa hè vì nóng (đương nhiên rồi, ở xứ sở mặt trời thì mùa Hè, Mặt trời nung phải biết!), thậm chí, đến Kyoto mùa Hè, du khách còn được khuyên là nhớ mang theo… quạt giấy!
    Vậy nhưng khi đứng trước hai lựa chọn mà Quỹ giao lưu văn hóa Nhật (Japan Foundation) đưa ra cho chuyến đi tìm hiểu văn hóa đương đại của đất nước này: tháng 8 (đỉnh điểm mùa Hè) và tháng 10 (một trong những tháng thời tiết đẹp nhất trong năm), thì tôi lại nhấn vào lựa chọn thứ nhất.

    Dưa hấu ở Kyoto


    [​IMG]

    Dưa hấu vuông ở Kyoto Nhật Bản

    Thật ra, quyết định nhấn vào lựa chọn tháng 8 có lý do của nó. Trong những lần chuyện phiếm với cô bạn lấy chồng Nhật, tôi bị ấn tượng mãi với câu chuyện nhỏ của cô ấy về mùa Hè. Cô ấy kể: Hồi còn ở Nhật, mùa Hè trời nóng nhưng chồng không đồng ý bật máy lạnh. Chồng cô ấy bảo: Thay vì đóng cửa phòng và bật máy lạnh, hãy mặc áo mỏng và mở cửa sổ cho gió vào phòng. Phải cảm thấy cái nóng mới biết được mùa Hè, thấy sung sướng khi cảm nhận một làn gió mát. Và khi ấy em mới thích ăn dưa hấu… Cô cười giòn tan, rồi mơ màng: Đúng thật, hồi ở nhà (Việt Nam), phòng bật máy lạnh cả ngày, nên sống có mỗi một mùa - máy - lạnh. Xa Nhật, thấy nhớ nhất mùa Hè, nhớ những bộ kimono ngắn tay, nhớ tiếng guốc gỗ vọng lên từ dưới đường, nhớ gió và dưa hấu, được ngâm nguyên trái trong nước trước khi cắt…

    Đã chuẩn bị tinh thần với cái nóng dữ dội của mùa Hè ở xứ sở mặt trời, vậy mà tôi đã thất bại. Lần đầu tiên tới Kyoto chúng tôi buộc phải ở lì trên xe bus thay vì đi tản bộ trên những con đường đá dốc, quanh co. Akane, cô hướng dẫn viên người Nhật, vẫn cười tươi và thoăn thoắt trong bộ đồ quần dài áo dài tay kín đến không thể nào kín hơn. Còn chúng tôi, vừa trải qua một hành trình dài, người từ New York qua, người từ Berlin tới, từ Bangkok hay TP.HCM sang, ai cũng choáng váng với cái nắng ong ong ở đây. Vốn là một thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi, Kyoto phải chịu đựng cái nắng nóng vô cùng khó chịu trong những ngày đỉnh điểm mùa hè. Lúc này đây tôi mới hiểu được ngọn gió và quả dưa hấu có ý nghĩa thế nào… Dưa hấu Nhật tròn to, da xanh nhạt và có sọc, ruột cát gợn lên trắng lấp lóa, bán đầy trong các cửa hàng 24 giờ, trông đã thấy mát ruột! Nhưng nhìn tới giá thì tất cả chúng tôi cùng cảm thấy… buốt lòng: một góc, chắc 1/8 hoặc 1/10 trái dưa có giá 1.340 yên, tức khoảng 350 ngàn đồng! Bằng đó tiền, tôi có thể mua được gần 40 ký dưa hấu ở TP.HCM!

    Mùa lễ hội pháo hoa

    Nếu như tháng Ba - tháng Tư, mùa Xuân, du khách đến Nhật để được tham dự vào lễ hội hoa anh đào, một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo nhất của xứ sở mặt trời thì tháng Bảy - tháng Tám, mùa Hè, lại là mùa lễ hội pháo hoa, một nét văn hóa độc đáo khác của xứ sở phù tang. Lễ hội pháo hoa ở Nhật thường được tổ chức vào cuối tuần, ở khu vực gần biển, sông hoặc hồ, để mặt nước trở thành tấm gương lớn của tự nhiên phản chiếu ánh sáng của pháo hoa. Cũng giống như trong lễ hội hoa anh đào, người Nhật thường tập trung gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức không khí hội hè trong lễ hội pháo hoa.

    Lễ hội gốm Gojozaka (Gojozaka Pottery Festival) lớn nhất ở Kyoto

    Trong đầu tôi cứ vang lên tiếng guốc gỗ giòn đanh trên những con đường đá êm đềm ở Kyoto, khi máy bay còn chưa vào không phận nước Nhật. Và tôi còn mường tượng ra cảnh mình sẽ bước chân vào Lễ hội gốm Gojozaka (Gojozaka Pottery Festival) lớn nhất ở Kyoto - kinh đô của nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, được tổ chức vào 4 ngày cố định trong năm, từ 7 đến hết 10/8, bởi theo đúng lịch trình, chúng tôi sẽ ghé Kyoto vào ngày 8/8, ngay chính hội.

    Gojozaka là một trong những lễ hội gốm lớn nhất thế giới còn được duy trì đều đặn hàng năm, quy tụ khoảng 500 gian hàng với đủ loại sản phẩm gốm, từ loại được làm thủ công theo kiểu truyền thống của vùng Kyoto tới những sản phẩm được nhào nặn và trang trí bởi các nghệ sĩ đương đại. Từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối hoặc muộn hơn, khu lễ hội (thuộc quận Gojo, phía Đông Kyoto) vang vang lời chào mời của những người bán hàng vui tính không mệt mỏi: “irrashaimase!” (Xin mời, tiếng Nhật). Không chỉ thu hút dân địa phương hay khách du lịch, Gojozaka dịp này còn là điểm lui tới của những nhà sưu tập gốm sành sỏi vì không chỉ đa dạng, đồ gốm sứ được bán trong lễ hội nhiều khi được giảm giá tới 50-60%! Theo Hiệp hội gốm sứ Kiyomizu-yaki (Kiyomizu-yaki Ceramics Association), trong 4 ngày lễ hội, có khoảng 50.000 người sẽ đổ về đây, và, như giới thiệu của một trang hướng dẫn du lịch Nhật Bản thì “Không ai rời khỏi Gojozaka mà thất vọng”. Và chính trang hướng dẫn du lịch này cũng nhắc khách du lịch nếu có ý định tới đây nhớ mang theo kính mát, thật nhiều chai nước uống và quạt giấy nữa nhé. Nhiệt độ trong những ngày này ở Kyoto có thể lên tới 39 độ C và hơn nữa!

    Sen Kamakura

    Lỡ dịp ở lại Kyoto, tôi quyết định ngược lên phía Bắc, tới một “tiểu Kyoto”, là Kamakura, một thành phố nhỏ êm đềm cách Tokyo chỉ khoảng 50km về phía biển Yokohama. Kamakura được xem như một “tiểu Kyoto” không chỉ bởi sự tĩnh lặng của nó và cơ man các đền, chùa, mà trên thực tế, Kamakura từng có thời kỳ (1185-1333) là kinh đô của nước Nhật. Từ ga Shinjuku có tàu nhanh đi thẳng tới Kamakura qua ngả Yokohama, nhưng tôi lại chọn tàu địa phương, không phải vì giá vé rẻ hơn một chút, mà vì đường đi sẽ quanh co hơn, trong đó có một đoạn tàu điện sẽ đi sát biển và ghé qua hầu hết các điểm đền đài chính của Kamakura, khách du lịch đều chọn ngả này.

    Nổi tiếng nhất ở Kamakura dĩ nhiên là đền Kotokuin, nơi có bức tượng Phật khổng lồ nổi tiếng (Kamakura Daibutsu) bằng đồng cao 13 mét 35, bức tượng Phật lớn thứ hai ở nước Nhật (bức lớn nhất nằm ở đền Todaiji thuộc cố đô Nara). Nhưng nếu đến Kamakura mùa Hè, tôi khuyên bạn phải tới đền Tsurugaoka Hachimangu. Từ ga chính Kamakura, con đường hoa anh đào xanh rì (mùa xuân con đường này trắng hồng loài hoa nổi tiếng của nươc Nhật) dẫn thẳng tới Tsurugaoka. Bước lên cầu qua cổng chính khu đền, cái nắng nóng của mùa hè dịu hẳn lại vì màu xanh mát rượi của một rừng… sen, hương thơm ngào ngạt. Phải gọi đúng là rừng, bởi sen phủ kín mặt hồ mênh mông, chen lấn với cây cổ thụ mọc sát bờ, gió thổi hương thơm mát. Những con đường nhỏ quanh co dẫn tôi len lỏi giữa rừng sen mát rượi. Lanh canh trong gió tiếng những lời cầu ước (người Nhật viết những lời ước lên miếng gỗ và treo chúng trước gió)… Chỉ có mùa hè ở Kamakura mới có cảnh rừng sen như vậy, mới có cảm giác mát rượi trong hương sen và gió thơm như vậy, bởi cũng khu đền này, hơn 3 tháng sau khi tôi trở lại, mặt hồ lặng thinh không một bóng lá, cứ như trước đó chưa bao giờ tồn tại một rừng sen!

    Ve sầu và Marc Jacob giảm giá như hàng xôn ở Tokyo

    Tokyo mùa Hè đầu tiên sau cú sốc Fukushima, điện tiết kiệm tối đa, những người đàn ông Nhật hối hả trên đường từ nhà tới công ty, thay cho những chiếc áo vét chỉnh tế thường thấy là áo chemise xắn tay, thậm chí không cài cúc cổ. Hiếm khi thấy người Nhật thoải mái thế trong trang phục đi làm. Tôi cố lắng nghe trên đường phố khu Shibuya, khu Shinjuku những tiếng guốc gỗ mùa hè…, nhưng không thấy, mà bù lại, là ve. Ve kêu re re trong công viên ngay giữa khu trung tâm Tokyo sầm uất, xác ve lột bám đầy trên lá cây trong công viên. Cái âm thanh của mùa Hè ấy, thứ âm thanh gợi nhớ tuổi thơ ấy, vài năm nay gần như mất dạng ở Sài Gòn và cả Hà Nội. Giữa thành phố xa lạ, cách quê nhà 5 giờ bay, nghe tiếng ve, tự dưng “ồ, à” như gặp một người quen, kể cũng thú vị.

    Tokyo mùa Hè đầu tiên sau cú sốc Fukushima, điện tiết kiệm tối đa, những người đàn ông Nhật hối hả trên đường từ nhà tới công ty, thay cho những chiếc áo vét chỉnh tế thường thấy là áo chemise xắn tay, thậm chí không cài cúc cổ. Hiếm khi thấy người Nhật thoải mái thế trong trang phục đi làm. Tôi cố lắng nghe trên đường phố khu Shibuya, khu Shinjuku những tiếng guốc gỗ mùa hè…, nhưng không thấy, mà bù lại, là ve. Ve kêu re re trong công viên ngay giữa khu trung tâm Tokyo sầm uất, xác ve lột bám đầy trên lá cây trong công viên. Cái âm thanh của mùa Hè ấy, thứ âm thanh gợi nhớ tuổi thơ ấy, vài năm nay gần như mất dạng ở Sài Gòn và cả Hà Nội. Giữa thành phố xa lạ, cách quê nhà 5 giờ bay, nghe tiếng ve, tự dưng “ồ, à” như gặp một người quen, kể cũng thú vị.

    Nhưng đến Tokyo mùa Hè còn có một thú vị bất ngờ khác, được xem là của hiếm đối với du khách tới Thủ đô đắt đỏ vào loại nhất thế giới này, ấy là mua hàng hiệu giảm giá. Mùa này rất nhiều cửa hàng thời trang ở Ginza và Shinjuku, hai khu mua sắm sầm uất nhất của Tokyo, treo biển hạ giá 50 đến 70%. Những chiếc đầm Zara, thương hiệu thời trang châu Âu được giới trẻ ưa thích, giảm giá chỉ còn khoảng 1.000-1.500 yên, tương đương 300-500 ngàn đồng Việt Nam. Thậm chí, có cửa hàng lớn treo biển giảm giá toàn bộ 70%, mà khi bước vào, các tín đồ thời trang có thể “choáng váng” khi thấy cả Gucci lẫn Marc Jacobs đổ đống như… hàng xôn! Những chai nước hoa “made in France” trên mạng ở Việt Nam rao bán trên dưới 2 triệu đồng thì ở đây mùa này có thể mua được với giá khoảng 500 ngàn đồng.

    Theo Thủy Phạm - TT&VH
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook