Dấu hiệu nhận biết nhân viên trung thành

Thảo luận trong 'Quản lý nhân lực' bắt đầu bởi lalee, 30/12/16.

Đã xem: 825

  1. lalee Thành Viên

    1. Khiêm nhường và biết lắng nghe đúng lúc

    Một nhân viên trung thành và đáng tin cậy tự thân sẽ có sự điều chỉnh để hạn chế đến mức tối đa những hành động mang tính chất bốc đồng, thiếu chín chắn. Họ luôn dành ra những khoảng lặng để suy xét vấn đề thấu đáo và tường tận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Là sếp, bạn nên nhìn nhận một cách bao quát và toàn diện bất kỳ vấn đề nào trong công việc nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả. Nhân viên trung thành và đáng tin cậy sẽ giữ một thái độ khiêm nhường và biết lắng nghe đúng lúc tùy thuộc vào tình hình mà họ phải đối mặt.



    2. Góp ý trực tiếp, thẳng thắn khi cần

    Đôi khi một nhân viên đưa ra những ý kiến đóng góp thẳng thừng, thậm chí hoàn toàn không dễ lọt tai một chút nào, có thể chạm đến lòng tự tôn của sếp. Nhưng bạn đừng vội đưa ra bất kỳ sự phán xét nào ngay lập tức và cũng không nên tỏ thái độ tiêu cực, vì đó là dấu hiệu chứng tỏ nhân viên này thật sự chuyên chú trong công việc, họ đòi hỏi sự cầu toàn và khắt khe với chính bản thân, và kể cả những thiếu xót của cấp trên, song song đó yêu cầu một kết quả tốt hơn và cần một cách giải quyết hợp lý, thỏa đáng.



    3. Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng

    Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng là nguyên tắc cư xử chuẩn mực mà một nhân viên trung thành dành cho sếp của mình, kể cả những khi bạn mắc phải những vấp váp trong công việc vì tất cả đều nhằm mục đích làm sao để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Là sếp thì bạn cũng là con người và cũng cần được đối xử công bằng như bao người khác. Một nhân viên không thể chấp nhận sếp của mình với vẻ bề ngoài “xuềnh xoàng”, hành vi thiếu kiểm soát và hành động thiếu cẩn trọng được.Thay vào đó, họ sẽ thật sự ngưỡng mộ với những điểm vượt trội ở bạn khiến họ cảm thấy ngỡ ngàng, ngã ngũ và coi đó là tấm gương để học hỏi và tiếp thu, tích lũy bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.



    4. “Tốt khoe, xấu che”

    Đúng như câu “tốt khoe, xấu che” nên những lời góp ý đều mang tính xây dựng, cải thiện tình hình, đó là sự trao đổi giữa đôi bên, nhân viên trung thành, đáng tin cậy sẽ không thể hiện sự phẫn uất ra với người khác để gây xung đột, mà thay vào đó sự bất đồng được bày tỏ một cách kín kẽ, riêng tư, vì bản thân họ ý thức được rằng không muốn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của sếp. Bên cạnh đó, họ sẽ ủng hộ công khai và nhiệt thành đối với các quyết định đúng đắn, hợp lý từ chính sếp của mình.



    5. Cam kết rõ ràng, đúng sự thật

    Nếu như công việc là một tổng thể hòa hợp giữa thử thách, thành tích, sự thừa nhận, đảm bảo tài chính và niềm vui trong quá trình làm việc thì đó hẳn nhiên là điều nhân viên mong chờ thật sự. Là sếp, bạn nên đưa ra các cam kết rõ ràng, đúng sự thật sẽ dần gây dựng được lòng tin của nhân viên mà đem đến sự thành công cho bạn bằng những cống hiến mà họ đem lại. Nhân viên trung thành mong muốn rằng mình đặt niềm tin vào đúng người và các đóng góp của họ là không hoài phí, vì thế sếp cũng cần có những động thái cụ thể để tạo niềm tin vững chắc cho nhân viên của mình. Bạn nên tránh thất hứa bằng những lý do giải thích chống chế một cách miễn cưỡng vì nó chỉ gây nên sự hoài nghi mà thôi.



    6. Bàn giao công việc một cách chỉn chu

    Sau khoảng thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc, trước khi quyết định nghỉ việc, nhân viên trung thành sẽ có kế hoạch bàn giao công việc cụ thể và chỉn chu. So với những gì họ đã cống hiến vì lợi ích của bạn thì họ cũng mong muốn nhận lời chấp thuận trong vui vẻ, hòa nhã và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đó cũng là cách bạn giữ hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhân viên của mình. Dựa trên nguyên tắc công bằng, không ít lần nhân viên trung thành họ đã đặt lợi ích của sếp và công ty lên trên lợi ích của chính bản thân mình, vì thế họ cũng mong muốn sếp đối xử với họ như thế.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook