Hiểm họa về môi trường đất và nước từ các sân Golf

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi duseovntop, 8/2/21.

Đã xem: 190

  1. duseovntop Thành Viên Bạch Kim

    Hiểm họa về môi trường đất và nước từ các sân Golf Hiện nay, nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước đã và đang có kế hoạch xây dựng sân golf như là một trong các nguồn phát triển cho máy ozone công nghiệp chuyên dụng địa phương từ kinh phí đầu tư hàng triệu USD của nước ngoài. [​IMG] Trong các báo cáo dự án sân golf, người ta có thể phác họa những viễn cảnh tươi sáng như mở ra các khu vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng… và sẽ có thêm nhiều việc làm cho dân địa phương. Thế nhưng, ngoài những lợi ích nhất định từ việc xây dựng sân golf, không thể không đề cập đến những mặt trái của các công trình này, nhất là hiểm họa về môi trường đất và nước cho khu vực lân cận. Hiểm họa này đã được minh chứng ở nhiều sân golf trên thế giới. #1. Dễ thấy nhất là việc hủy hoại các khu rừng rộng lớn từ hàng chục đến vài trăm hecta, kể cả các khu rừng nguyên sinh cực kỳ quí giá mà thiên nhiên phải mất hàng trăm năm mới hình thành được, và khi đó thì hầu như con người vĩnh viễn không có khả năng hồi phục được rừng trong điều kiện hiện nay. Rừng mất đi kéo theo hàng loạt tổn thất như khả năng điều tiết nước lưu vực bị sút giảm tạo nên những tác hại xấu cho khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, gió… trở nên bất thường, lũ lụt và hạn hán thường xuyên hơn. Mực nước ngầm ở khu vực sân golf bị tụt giảm rõ rệt. Đất đai trong khu vực bị đe dọa xói mòn và bạc màu nghiêm trọng. Các loại cây quí hiếm, chim chóc và thú rừng hoang dã vốn đang giảm số lượng nghiêm trọng lại càng bị đe dọa biến mất. Các giải pháp như di dời rừng bằng cách bứng cây đi trồng nơi khác không có nhiều khả năng hiện thực vì cây rừng hoàn toàn không giống như một vườn cây cảnh mà ta có thể chuyển đi chỗ khác một cách dễ dàng, đó là chưa nói khi dời một rừng cây lớn sang một khu đồi trọc nào đó, người ta có thể làm gia tăng nguy cơ xói mòn đất gần như gấp đôi do phải đào xới diện tích khu rừng cũ cũng như tiếp tục đào đắp sang chỗ mới. Vùng đất càng dốc thì nguy cơ bị xói mòn càng cao. Khu đất để xây dựng sân golf thường được chọn là các triền đồi, gò cao, địa hình thay đổi… càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng xói mòn khi cây rừng mất đi. #2. Các khu rừng vùng nhiệt đới gió mùa thường là nơi tập hợp nhiều chủng loại động - thực vật phát triển, tính đa dạng sinh học rất cao. Khi tiến hành phát quang để xây dựng sân golf người ta đã phá vỡ sinh thái rừng này và gần như thay thế bằng một hình thức độc canh: trồng cỏ. Loại cỏ trồng ở các sân golf thường phải nhập, đó là các giống cỏ rất khó tính, phi tự nhiên phải trồng bằng một kỹ thuật đặc biệt, cách chăm sóc, tưới, bón phân… rất cầu kỳ. Thậm chí có nơi phải thay thế lớp đất mặt cũ bằng một lớp đất mới. Việc chăm sóc cỏ hầu hết bằng cơ giới. Ở sân golf, người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ cây cỏ dại và phải rải rất nhiều phân bón hóa học. Các nhà khoa học của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã cho biết trên mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung bình một số lượng hóa chất gấp ba lần số hóa chất cho một khu đất canh tác nông nghiệp bình thường (Selcraig, 1993), thậm chí có nơi như kết quả khảo sát 107 sân golf của Long Island, lượng hóa chất sử dụng đã lên đến gấp năm lần so với đất nông nghiệp (Environmental Protection Bureau, 1995). Các độc chất này là nguy cơ cao gây ung thư. Ở một số quốc gia vùng Đông Nam Á, người ta ước tính mỗi sân golf phải tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm (Gen Morita, 1993). Số hóa chất này bị nước tưới, mưa… hòa tan cuốn xuống các ao hồ, sông suối và nước ngầm, tiếp tục là nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng cho khu vực. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, một số nơi ở sân golf việc trừ sâu bằng máy phun đã phát tán 90% độc chất vào không khí. Các thuốc trừ sâu ở sân golf đã giết chết nhiều loại sinh vật đất hữu ích và một lượng lớn côn trùng. Côn trùng bị tiêu diệt khiến số lượng các loại chim trong khu vực giảm sút nhanh. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều hóa chất ở sân golf làm các vùng đất canh tác nông nghiệp chung quanh không thể áp dụng chương trình quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) được. #3. Loại cỏ trồng ở các sân golf cần tưới nước liên tục để giữ màu xanh. Loại cỏ ưa nước này lại không chịu được sự ngập úng nên cần tiêu thoát nhanh, chính vì nhu cầu tưới nhiều, thoát nhanh khiến các sân golf tiêu thụ một lượng nước khổng lồ hằng ngày. Theo báo cáo của Pratap Chatterjee, một sân golf 18 lỗ ở Malaysia tiêu thụ 5.000m3 nước mỗi ngày, lượng này đủ cho ít nhất 20.000 hộ gia đình sử dụng. Nhiều sân golf trong thời gian đầu lấy nước từ sông hồ tại chỗ hoặc khoan lấy nước ngầm, một thời gian sau nguồn nước trở nên ô nhiễm đe dọa cỏ trồng ở sân golf, người ta lại tiếp tục xây dựng hệ thống dẫn nước mới từ nơi khác đến. Chính phủ Malaysia đã phải tiêu tốn 7,5 triệu USD cho việc kéo đường ống nước từ Terengganu đến sân golf ở Redang Island (Chee Yoke Ling, 1993). Việc phá rừng để hình thành sân golf dẫn đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khu vực bị ảnh hưởng lớn. Nguồn nước bị sút giảm cả số lượng lẫn chất lượng do sự ô nhiễm lũy tích. Nước mưa và nước tưới ở sân golf Isleworth (bang Florida, Mỹ) đã cuốn nitrate từ phân hóa học xuống hồ Bessie xưa kia rất trong xanh và nước uống được, nay đã nhiễm tảo, nặng mùi hôi thối và gây tình trạng thiếu oxy cho các loài thủy sinh (Selcraig, 1993). Thậm chí một số nơi như ở vùng Augusta National, người ta tiếp tục dùng hóa chất để tạo một màu trong xanh giả tạo cho các hồ nước ở sân golf (Sterba, 2001). Khi phun phức chất đồng hữu cơ để chống cỏ ở sân golf Sapporo Kokusai (Hiroshima, Nhật) bị thối rữa, người ta đã giết chết 90.000 con cá ở một dự án thủy sản (Pratap Chatterjee, 1993). Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ cũng đã nhiều lần cảnh báo sự ô nhiễm nước ngầm từ các sân golf của nước này (Integrated Risk Information System, 1991). #4. Hoạt động của các sân golf còn gây thêm sự bất bình đẳng xã hội: hàng trăm hecta đất rừng và hàng triệu tấn nước sạch bị “hi sinh” chỉ để cho một nhóm rất ít người hưởng thụ. Việc hứa hẹn “không gây ô nhiễm”, “tạo sinh thái - môi trường trong sạch” đã không thuyết phục nhiều người có hiểu biết. Lợi nhuận của các sân golf này không đóng góp bao nhiêu cho ngân sách quốc gia nhưng tổn hại của nó gây ra cao hơn rất nhiều, đôi khi không tính hết được. Phong trào phản đối việc xây dựng các sân golf xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Năm 1993, ba tổ chức là Mạng lưới toàn cầu hành động chống các sân golf của Nhật Bản (Global Network for Anti-Golf Course Action - GNAGA), Mạng lưới du lịch châu Á của Thái Lan (Asian Tourism Network - ANTENNA) và Mạng lưới con người và môi trường châu Á - Thái Bình Dương của Malaysia (Asia-Pacific People and Environmental Network - APPEN) đã đồng tài trợ một hội nghị ở Malaysia với 20 đoàn đại biểu các nước châu Á. Hội nghị đã ra tuyên bố kêu gọi thành lập Phong trào chống sân golf toàn cầu (The Global Antigolf Movement). Ngay cả Ủy ban Tổ chức Thế vận hội quốc tế (IOC) đã bác bỏ việc đưa môn golf vào chương trình thi đấu thể thao của Olympic Atlanta 1996 dù Mỹ là đất nước của môn chơi golf. Từ năm 2000 đến nay phong trào chống việc xây dựng sân golf đã lan rộng ra nhiều quốc gia ở châu Âu và Mỹ. Ngày 29-4 hằng năm đã được chọn làm Ngày thế giới không có golf (World No-golf day).
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook