Hướng dẫn cách viết kịch bản truyền hình

Thảo luận trong 'Biên tập Kịch bản, lời bình, phụ đề' bắt đầu bởi Thanh_Nhan, 30/9/16.

Đã xem: 1,005

  1. Thanh_Nhan Thành Viên

    Nếu ta hình dung một chương trình phát sóng trên truyền hình như là cơ thể người thì kịch bản chính là bộ khung xương để tạo dựng chương trình đó. Tùy theo từng thể loại chương trình mà sẽ có những cách viết kịch bản khác nhau. Tuy nhiên, cái cách trình bày nó lại giống nhau.

    image001.jpg

    Kịch bản truyền hình là "linh hồn" của mọi chương trình

    Quy trình sản xuất ra một chương trình truyền hình gồm có 6 bước căn bản:
    1. Xác định đề tài, chủ đề.
    2. Nghiên cứu thực tế.
    3. Viết kịch bản.
    4. Ghi hình.
    5. Dựng hình.
    6. Viết lời bình, lồng tiếng.
    Như trên, khâu viết kịch bản là một phần rất quan trọng trong quy trình sản xuất, nó được ví như kim chỉ nam cho toàn bộ ekip thực hiện chương trình. Bởi, nếu không có kịch bản thì những đội ngũ biên tập, quay phim, kĩ thuật hậu kỳ sẽ không có cơ sở để thực hiện và truyền tải tới khán giả những nội dung cần thiết.

    image002.jpg

    Chương trình Táo quân vào dịp đón giao thừa

    Mỗi biên tập sẽ phác thảo cho mình một kịch bản trong đầu khi mà họ đã có đề tài và hướng triển khai. Tiếp theo, họ sẽ đi thực tế hiện trường, tiếp xúc những nhân vật và xây dựng khung kịch bản. Khung kịch bản được ví như là xương sống, còn những thức khác sẽ được bổ sung thêm và đắp vào sau giai đoạn hoàn tất các khâu quay hình. Cuối cùng, biên tập sẽ hoàn thiện kịch bản của mình dựa trên những thước phim đã quay và chuyển sang bộ phận hậu kỳ. Kịch bản khung là dạng kịch bản phổ biến trong chương trình truyền hình, được trình bày dưới hình thức các cột để tiện cho theo dõi trong quá trình hậu kỳ. Thực tế thì không có một quy chuẩn nào cho việc viết kịch bản cả, cũng như là không có mẫu kịch bản chung để áp dụng. Tùy theo yêu cầu và tính chất mỗi đài truyền hình, các cơ quan truyền thông mà cách trình bày và viết kịch bản sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các phần chính sau đây đều nhất thiết phải có:
    1. STT
    2. Thời lượng
    3. Chuyên mục
    4. Nội dung-Lời bình
    5. Hình ản
    Khung kịch bản thường được trình bày dưới dạng trang ngang trong Word, ít khi sử dụng trang đứng để viết kịch bản. Bởi kịch bản ngang khi in ra cũng sẽ dễ đọc hơn.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook