Hướng dẫn đóng bỉm không bị tràn, không bị hăm cho trẻ sơ sinh?

Thảo luận trong 'Mẹ và bé' bắt đầu bởi VUTHITHU, 16/8/19.

Đã xem: 236

  1. VUTHITHU Thành Viên

    Chú ý: Đọc ngay bài viết để tiết kiệm hơn 500K/1 tháng tiền mua bỉm cho con nhé! Hãy xem giá các loại bỉm cho trẻ sơ sinh tổng hợp tại đây.


    1.Hướng dẫn cách đóng bỉm không bị tràn, không bị hăm các mẹ nên xem ngay!
    Trước khi xem làm thế nào để đóng bỉm không bị tràn, không bị hăm mình sẽ nói cho bạn nguyên nhân để có cách khắc phục. Đa số việc tràn bỉm do bé mặc bỉm sai kích cỡ cũng như độ thấm hút của bỉm không tốt.

    Vậy nên để khắc phục tình trạng này mình khuyên các mẹ nên lựa chọn đúng loại bỉm phù hợp. Trong trường hợp bạn chưa rõ hãy nhờ sự tư vấn của nhân viên bán hàng để chọn size đúng nhé!

    Ngoài ra khi bé lớn lượng nước tiểu cũng tăng lên điều này khiến bỉm không còn đủ chứa lượng nước thải mặc dù kích cỡ vẫn bỉm vẫn vừa. Lúc này các mẹ nên chú ý thay bỉm thường xuyên.

    Dưới đây mình sẽ chia sẻ tới các bạn cách đóng bỉm không bị tràn, không bị hăm cho trẻ sơ sinh.

    Hướng dẫn cách đóng bỉm cho bé không bị tràn
    Chú ý hãy xem bỉm bị tràn ở hướng nào để có cách khắc phục nhé!

    [​IMG]


    A. Bỉm bị tràn từ phía sau?
    • Có khoảng trống giữa tã và lưng của bé.
    • Tã bị lệch do sự chuyển động của chân bé. (Thông thường sẽ gặp ở các bé dùng size S)
    • Dán tã quá nhiều ở phía trước, phần sau lưng không được bao phủ hết.
    Cách đóng bỉm không bị tràn từ phía sau
    Khi thay tã, đặt một tã sạch dưới lưng của bé, phải đảm bảo rằng bạn kéo tã cao vừa đủ để tránh tràn. Phần lưng nên cao hơn phần trước. Dán miếng dán ở phần trên và dán hơi chéo.

    B. Bỉm bị tràn ra 2 bên
    • Các rãnh chống tràn quanh đùi bé đã không được dựng lên.
    • Vị trí miếng dán nằm ngoài vùng đánh dấu.
    • Miếng dán hai bên không cân đối.
    Cách đóng bỉm không bị tràn sang 2 bên
    • Phần dán của tã ở eo không bị gấp vào trong.
    • Căng dài trước khi dán vào hai bên.
    • Nếu bạn chú ý những vị trí dán càng lúc càng bị lệch so với phần đánh dấu thì đây là lúc cần đổi kích cỡ tã. Hãy thử dùng loại tã lớn hơn.
    [​IMG]



    C. Bỉm bị tràn ra từ phía đùi
    • Các rãnh chống tràn quanh đùi bé đã không đươc dựng lên.
    • Có khoảng trống quanh phần đùi
    Cách đóng bỉm không bị tràn từ phía đùi
    • Đặt tã thẳng và cao vừa đủ để tã đến phần eo bé.
    • Điều chỉnh các rãnh chống tràn xung quanh đùi vừa với phần đáy quần.
    • Đảm bảo các rãnh chống tràn được dựng lên.
    • Nếu vẫn tiếp tục bị tràn khi bé được đặt trong ghế ngồi, hãy thử dán miếng dán của tã thấp hơn, dán hơi xéo với góc tã.
    D. Bỉm bị tràn ra từ bụng
    • Phần eo rộng.
    • Khi bé nằm sấp lúc ngủ, chất lỏng trong tã thường xuyên bị tràn ra từ đây.
    • Đối với bé trai, có thể là do "cậu bé" hướng lên phía trên.
    Cách đóng bỉm không bị tràn từ bụng
    • Hãy đảm bảo bạn đã kéo tã đủ cao để tránh bị tràn.
    • Vị trí đặt tã ở phía lưng phải cao hơn so với phía trước. Dán miếng dán lên trên, dán xéo lên một tí.
    Hướng dẫn cách đóng bỉm cho bé không bị hăm
    Ngoài ra tình trạng đóng bỉm hàng ngày dẫn tới bé bị hăm khiến bé khó chịu. Các mẹ cũng nên chú ý những điều dưới đây mình chia sẻ để tránh gặp phải tình trạng này nhé!

    [​IMG]

    Xem ngay: Dùng bỉm vải Goodmama có tốt không?

    • Chọn thời điểm thay bỉm cho bé phù hợp
    Một trong những điều sai lầm nhất mà có tới 90% các mẹ gặp phải là chỉ thay bỉm khi đã ướt sũng. Bạn có biết chính điều này khiến vi khuẩn phát sinh và gây hại cho da của bé.

    Có nhiều mẹ cứ chờ tã giấy ướt sũng rồi mới thay cho bé, điều này rất là không tốt. Bởi vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé.

    Thông thường những tháng đầu sau khi sinh cứ 2-3h các mẹ phải kiểm tra và thay bỉm cho bé. Trong trường hợp bé đại tiện thì nên thay luôn nhé! Và để tiết kiệm nhất các mẹ nên sử dụng tã giấy và bắt đầu dùng bỉm từ tháng thứ 2 trở đi.

    Dưới đây là hướng dẫn cách đóng bỉm không bị hăm cho bé các mẹ nên tham khảo:

    + Đặt bé trên mặt phẳng khi đóng bỉm
    Các mẹ nên đặt bé trên mặt phẳng thông thường là trên giường, trên bàn để tiến hàng thay tã. Chú ý hãy để đồ đạc vật dụng cần thay tã trong tầm tay để đảm bảo không lơ là trẻ.

    Những vật dụng thay tã cho trẻ gồm: tã, bông bóng, khăn mềm, nước ấm, kem bôi,...

    + Luôn giữ một tay trên người trẻ
    Mình đấy đa phần các mẹ đều đặt bé trên mặt phẳng, theo lý thuyết như vậy là không đúng nhé!

    Sử dụng các dây an toàn hoặc giữ một tay lên người để trẻ không lăn vùng vẫy gây khó khăn trong việc thay tã.

    Tiến hành gỡ bỏ tã bẩn bằng cách giữ chân của trẻ bằng một tay và dùng tay kia để kéo ra.

    + Vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã
    Dùng khăn mềm thấm ướt để vệ sinh vùng mông, bẹn và cơ quan sinh dục cho trẻ. Lau sạch từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu.

    Chú ý đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm: Hãy dùng nước ấm để lau sạch vùng da tiếp xúc với bỉm trước khi thay mới.

    + Thay đổi tã sạch đúng cách
    • Nâng chân của em bé lên giữ chặt chân lại để dễ dàng thay tã hơn
    • Trượt một tã lót sạch bên dưới người bé
    • Kéo tã lên giữa hai chân của bé và gài nút ngay bụng
    • Với bé trai chắc chắn dương vật của bé hướng xuống dưới để không bị trào nước tiểu ra ngoài tã.
    • Với trẻ sơ sinh, gấp phần trên của tã xuống để cho rốn được phơi ra
    Trên đây là những hướng dẫn cách đóng bỉm cho bé không bị tràn, không bị hăm mà các mẹ nên tham khảo. Đặc biệt với mấy mẹ mới lần đầu làm mẹ càng cần phải chú ý hơn.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook