Khánh thành bức tranh gốm Anh hùng Si-mông Bô-li-va tại Hà Nội

Thảo luận trong 'Mua bán, rao vặt dịch vụ' bắt đầu bởi creative, 1/12/15.

Đã xem: 226

  1. creative Thành Viên Tích Cực

    Đại sứ quán Vê-nê-xu-ê-la tại Hà Nội và Công ty nghệ thuật Tân Hà Nội vừa tổ chức khánh thành bức tranh gốm về Anh hùng giải phóng Vê-nê-xu-ê-la và của Mỹ La-tinh Si-môn Bô-li-va.

    Đây là tác phẩm nằm trong công trình nghệ Quà tặng gốm sứ thuật đạt kỷ lục ghi-nét thế giới "Con đường gốm sứ bên sông Hồng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" ở đoạn đê sông Hồng từ đường Âu Cơ đến đường Xuân Diệu, do nhóm "Tập thể Tư lệnh sáng tạo" của thanh niên Vê-nê-xu-ê-la thiết kế và được họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cùng các cộng sự thực hiện. Bức tranh cao 2,25 m, dài 12 m được ghép từ gần một triệu viên gốm nhỏ 2 cm x 2 cm thể hiện hình tượng người Anh hùng Si-mông Bô-li-va được nhân dân Vê-nê-xu-ê-la và các nước Mỹ la-tinh tôn vinh là nhà giải phóng dân tộc, người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân.

    Thêm bảy di tích được xếp hạng Di tích quốc gia

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định xếp hạng bảy di tích quốc gia trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Bắc Giang, bao gồm các di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật và lịch sử: Địa điểm trụ sở làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng (1947-1948, tại xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên); Đình Cảnh Lâm (xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên); Đình Như Phượng Hạ (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên); Cây đa và đền La Tiến (xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên); Đền thờ Nguyễn Văn Trình (xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh); Đình Bằng Cục (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang); và Đền thờ Thân Công Tài (xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

    Rối nước Việt Nam chinh phục khán giả trong và nước ngoài

    Sáng 20-11, Nhà hát múa rối Việt Nam tổ chức báo cáo hoạt động biểu diễn của nhà hát trong năm 2015. Nhà hát đã có nhiều chuyến lưu diễn với hàng trăm suất diễn ở các nước: Nhật Bản, Séc, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Pháp được khán giả các nước yêu thích và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, quảng bá sâu rộng nghệ thuật múa rối nước dân tộc đến bạn bè quốc tế. Nhà hát cũng tổ chức khoảng 1.650 buổi biểu diễn trong nước, phục vụ khán giả, các em thiếu nhi, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Trong năm, nhà hát đã đoạt giải thưởng cao trong Liên hoan Rối quốc tế lần thứ tư tại Hà Nội với vở rối dây Vũ điệu hoa Quỳnh thể hiện sự sáng tạo độc đáo mang tính đột phá trong kỹ thuật sử dụng những con rối tre mộc mạc, đẹp mắt với sân khấu đầy chất thơ, lãng mạn…

    Chương trình LUALA Concert 2015 dành một ngày cho thiếu nhi

    Sau một năm gián đoạn, chương trình âm nhạc LUALA Concert đã quay trở lại với công chúng Hà Nội. Chương trình sẽ bắt đầu từ ngày 15-11 đến 13-12 vào ngày Chủ nhật trong tuần trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội). Khác với những năm trước, chương trình năm nay sẽ được chia thành các chủ đề cho năm buổi diễn với sự tham gia của các nghệ sĩ cổ điển tài năng trong nước và quốc tế như: tài năng pi-a-nô trẻ Ngô Phương Vi, nghệ sĩ kèn Nguyễn Hoàng Am chen bat trang in logo Tùng, nghệ sĩ ô-pê-ra Võ Hồng Quân, nghệ sĩ pi-a-nô Boomi Jang và nghệ sĩ đàn harp Ay-a Mát-su-mô-tô... Đặc biệt ngày 6-12, chương trình dành một buổi hòa nhạc cho lứa tuổi thiếu nhi với điểm nhấn là tác phẩm Peter và chó sói của nhạc sĩ Xéc-gây Prô-cô-phi-ép.

    150 nghệ sĩ của 15 nước tham gia chương trình hợp xướng Vui ca

    Ban tổ chức chương trình nghệ thuật Vui ca - Sing for Joy cho biết, đêm nhạc cùng tên sẽ diễn ra tại Nhà hát TP Hà Nội vào tối 28-11. Chương trình có hơn 150 nghệ sĩ từ sáu đến 60 tuổi đến từ tám dàn hợp xướng của 15 quốc gia trên thế giới tham gia, trình diễn những tác phẩm cổ điển của thế giới và những tác phẩm âm nhạc dân gian Việt Nam dưới hình thức hợp xướng…, với mong muốn giới thiệu vẻ đẹp và giá trị cộng đồng của loại hình âm nhạc này tới đông đảo công chúng Hà Nội, nhất là giá trị về sự hòa hợp. Chương trình còn nhằm gây quỹ từ thiện cho hoạt động của Dàn Hợp xướng và Giao hưởng Kỳ diệu, một dự án giáo dục âm nhạc miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi được hình thành từ năm 2013 tại Việt Nam.

    Ra mắt vở diễn về Phật hoàng Trần Nhân Tông

    Trong ba ngày từ 23 đến 25-11, vở cải lương Vua Phật sẽ ra mắt khán giả Thủ đô tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Vở diễn được Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng dưới sự cố vấn của Ban Văn hóa Trung ương (Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Vua Phật chuyển thể từ kịch bản của TS Bùi Hữu Dược, kể về cuộc đời vị Vua Anh hùng Trần Nhân Tông, từ đó không chỉ làm nổi bật chân dung của một nhà văn hóa lớn, nhà chính trị tài ba, mà còn đặc biệt khắc họa hình ảnh của một lãnh tụ tôn giáo, bậc Tổ sư của dòng Thiền trúc lâm mang đậm bản sắc Việt Nam; chuyển tải thông điệp về tinh thần nhập thế, lòng khoan dung. Đây là vở diễn không bán vé, được thực hiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Sau Hà Nội, vở diễn sẽ được mang tới nhiều tỉnh, thành phố phục vụ công chúng cả nước.

    Triển lãm ảnh về các di sản thế giới của ASEAN tại Hà Nội

    Ngày 19-11, tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, đã khai mạc Triển lãm ảnh “Các di sản thế giới của ASEAN tại Hà Nội” và “Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể và những Đại sứ trẻ”. Triển lãm trưng bày 33 hình ảnh cùng nhiều sách, tài liệu, an-bum và ảnh phóng sự, vi-đê-ô clíp về di sản thế giới của các nước khối ASEAN. Các hiện vật và hình ảnh này là kết quả cuộc thi “Khám phá các di sản thế giới ở Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình” trong năm 2014 do Quỹ Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội) phối hợp Quỹ Hỗ trợ và Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức. Bên cạnh phần trưng bày, tại triển lãm diễn ra chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể và những Đại sứ trẻ” với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu và hướng dẫn du khách trải nghiệm cùng những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam và thế giới như: ca trù, trống quân, chèo, hát xoan và dân ca quan họ do các nghệ sĩ, nghệ nhân thể hiện.

    Tái hiện một nghi thức độc đáo của đồng bào dân tộc Thái

    Làng Văn hóa, Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa tổ chức tái hiện Lễ búi tóc ngược (tằng cẩu hay khửn cẩu) của đồng bào dân tộc Thái (Điện Biên) - một phong tục mang bản sắc riêng đánh dấu bước ngoặt trưởng thành của những người Cốc sứ bát tràng con gái Thái khi đến tuổi kết hôn. Đây là một trong những hoạt động của Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2015, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11), đồng thời thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

: gom su