Làn sóng về chất liệu bền vững trong thời trang

Thảo luận trong 'Nghiên cứu marketing Online' bắt đầu bởi HangTr21, 23/11/22.

Đã xem: 269

  1. HangTr21 Thành Viên

    Ngành công nghiệp thời trang có bước chuyển mình sang hướng thân thiện với môi trường, minh chứng là làn sóng chất liệu bền vững trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2022.

    Sự gia tăng về tính bền vững được ghi nhận trong nhiều ngành. Nhưng trong năm nay, những ông lớn trong ngành thời trang đang có cuộc chạy đua bền vững rầm rộ, trong đó những chất liệu tự nhiên được ưu tiên sáng tạo và đưa vào sử dụng.

    Theo những nghiên cứu trong ngành thời trang, làn sóng chất liệu mới đang được sử dụng để sản xuất các mặt hàng may mặc chủ lực.

    [​IMG]
    Thời trang bền vững dần trở thành xu thế chủ đạo
    Một báo cáo vào năm 2021 của Tổ chức bảo vệ động vật Hoang dã Thế giới, mức độ phổ biến của lượt tìm kiếm hàng hoá bền vững tăng 71% so với năm trước. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng muốn sử dụng các sản phẩm bền vững, điều này khiến các thương hiệu thời trang cũng dần phải thay đổi.

    Chỉ tính riêng quần áo đã gây ra 3 – 6,7% khí thải Carbon trên toàn cầu. Các loại vải tổng hợp như Polyester và nylon có thể không mất nhiều chi phí để sản xuất nhưng gần như không phân huỷ sinh học và thải ra hạt vi nhựa có hại cho môi trường. Trong khi đó bông thông thường là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể gây ô nhiễm nguồn nước và cần lượng nước lớn để sản xuất.

    [​IMG]

    Việc phát triển ồ ạt khiến thời trang trở thành một trong những ngành phát thải gây ô nhiễm môi trường ở mức cao

    Một điều may mắn là công nghệ mới đang phát triển, tạo ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp thời trang.

    Pinatex là một loại chất liệu mới được làm từ lá của cây dứa. Những chiếc lá là sản phẩm phụ của quá trình thu hoạch dứa. Chất liệu này có thể thay thế da, sử dụng trong thời trang và hiện đã được hơn 1000 thương hiệu trên toàn thế giới, trong đó có Hugo Boss và H&M áp dụng.

    [​IMG]

    Vải làm từ lá dứa được nghiên cứu đưa vào sử dụng rộng rãi hơn

    Hay sợi Tencel Lyocell cũng đang xâm nhập vào ngành may mặc quần áo. Loại chất liệu này được làm từ gỗ nguyên liệu tái tạo có nguồn gốc bền vững. Đáng chú ý, việc tạo ra Tencel Lyocell là một quy trình khép kín, có nghĩa là các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất được tái sử dụng, không phát thải ra môi trường. Vải Tencel Lyocell có thể được dùng để làm các mặt hàng như: áo sơ mi, khăn tắm, ga giường…

    Chất liệu Mylo cũng đang được chú ý, được tạo ra từ quy trình nuôi cấy sợi nấm sử dụng 100% năng lượng tái tạo, biến nó trông giống da động vật. Nhiều thương hiệu như: Adidas, Stella McCartney, Lululeom,….đã và đang tung ra thị trường những sản phẩm làm từ Mylo, dần thay thế da.

    [​IMG]

    Hay sợi từ nấm cũng được các thương hiệu thời trang lớn để mắt

    Làn sóng chất liệu thân thiện với môi trường đang dẫn đến cuộc cách mạng lớn trong thời trang mang tính bền vững. Với kỳ vọng sẽ không mất nhiều thời gian để những loại vải sợi, nguyên liệu sử dụng trong ngành dệt may có nguồn gốc từ thực vật, thân thiện với môi trường tự nhiên sẽ dần chiếm lĩnh thị trường.

    >>> App mua bán đồ cũ tích hợp app thử đồ online OhRey

    [​IMG]
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook