Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu: những điều cần biết

Thảo luận trong 'Mẹ và bé' bắt đầu bởi thichduthu, 3/1/18.

Đã xem: 262

  1. thichduthu Thành Viên

    Bên cạnh các buổi khám thai, lịch tiêm phòng cho bà bầu là điều không thể quên nếu bạn muốn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu đã biết rõ lịch tiêm phòng này?

    Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu và rubella. Tuy nhiên, đó không phải tất cả. Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ dị tật của thai nhi, mẹ bầu cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm sau đây. Tham khảo ngay lịch tiêm phòng cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ mẹ nhé!

    [​IMG]

    Cập nhật lịch tiêm phòng cho bà bầu mới nhất ngay đây, mẹ bầu nhé!

    Tam cá nguyệt thứ 1 và tam cá nguyệt thứ 2

    – Tiêm phòng viêm gan B

    Viêm gan B do vi-rút HBV gây ra rất dễ truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh con. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo bạn nên chủ động tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm phòng, ngay khi biết “tin vui”, bạn nên xét nghiệm ngay để biết mình đã nhiễm bệnh chưa. Nếu đã nhiễm vi-rút, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách giảm thấp nhất khả năng lây nhiễm cho bé.

    Vắc-xin ngừa viêm gan B hiện có 2 loại phổ biến: Vắc-xin chứa protein bề mặt không nhiễm trùng được tinh chế, phân lập từ huyết tương của người có HbsAg hoặc vắc-xin phối hợp với các HbsAg sản xuất từ nấm. 2 loại vắc-xin này đều không chứa vi-rút sống nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

    Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt. Tiêm phòng viêm gan B gồm 3 mũi: Mũi 1 tiêm ngay khi biết có thai, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 sau mũi 1 ít nhất 6 tháng. Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ kháng thể ngừa vi-rút viêm gan B. Nếu nồng độ này đạt ít nhất 100UI/l, bạn có khả năng miễn dịch cao. Nếu nồng độ này không đạt, bạn cần được tiêm 1 mũi nhắc lại trong vòng 1 năm.

    Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B khi mang thai:

    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng nếu có vấn đề sức khỏe như cảm cúc, sốt hay các bệnh xương khớp, thận, gan…
    • Ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi đề phòng các phản ứng sốc phản vệ.
    • Vắc-xin ngừa viêm gan B có tác dụng đến 90% nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, nếu mang thai lần nữa, bạn nên kiểm tra lại mức độ kháng thể còn lại.
    – Tiêm phòng cúm khi mang thai

    Giống như viêm gan B, vắc-xin ngừa cúm cũng được làm từ các vi-rút đã chết nên rất an toàn. Bạn nên chủ động tiêm phòng từ sớm, tốt nhất ngay trong tam cá nguyệt đầu hoặc trước khi dịch cúm bùng phát, giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm.

    Lưu ý: Dù đã tiêm phòng cúm vào năm trước, bạn vẫn cần được tiêm phòng cúm lại. Mỗi năm, các loại vi-rút cúm sẽ lại “lên cấp” và những loại vắc-xin mới sẽ được “tung ra” để phù hợp.

    Tam cá nguyệt thứ 3: Tiêm phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

    Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%. Chính vì vậy, việc tiêm phòng bệnh thường được khuyến khích để giúp bé nhận được kháng thể từ mẹ ngay khi còn chưa ra đời.

    Bạn có thể chọn tiêm hỗn hợp 3 loại vắc-xin hoặc tiêm phòng từng loại vắc-xin riêng rẽ. Với vắc-xin ngừa ho gà, hoặc vắc-xin hỗn hợp phòng ngừa Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, bạn sẽ được chỉ định tiêm phòng trong những buổi khám thai từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36. Mỗi lần mang thai, bạn nên tiêm phòng lại, bởi khả năng phòng bệnh sẽ mất dần theo thời gian.

    Vắc-xin ngừa uốn ván hiện có 3 loại: Vắc-xin uốn ván hấp thụ, Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed và Vắc-xin uốn ván Tetavax. Phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván cần tiêm 1 mũi ngay khi biết mình mang thai và 1 mũi trước sinh 1 tháng.

    Giống như lịch khám thai, nắm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu cũng là cách đơn giản và an toàn nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, đừng quên cập nhật ngay lịch tiêm phòng trên đây vào cẩm nang mang thai của mình, mẹ bầu nhé!
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook