Lời Phật dạy về nguồn gốc thực sự khiến con người ta điên loạn vì tình

Thảo luận trong 'Miền Nam' bắt đầu bởi phukiennhat, 28/4/17.

Đã xem: 90

  1. phukiennhat Thành Viên Đồng

    Phật từng dạy các đệ tử của mình: Ái dục là gốc rễ của tất cả mọi đau khổ. Người bị ái dục chi phối rất khó để có thể thoát ra.


    Không giống như tù tội, một tù nhân còn có ngày ra khỏi tù ngục nhưng một người đã bị ái dục giam cầm thì chỉ có thể bị trói buộc từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.

    Có câu nói : nhân gian hữu tình là vậy! Con người luôn sống theo tình cảm của mình và đối với mỗi con người không gì có thể quan trọng hơn cảm xúc cá nhân. Một người dù cho có bị đánh đập, hành hạ thậm chí đứng trước cái chết cũng không hề lo sợ nhưng đứng trước tình cảm đều phải bó gối quy hàng.

    Cái đáng sợ của tình cảm không nằm ở chỗ nó trói buộc người ta bằng những phương tiện hữu hình, bằng xích, bằng tù ngục mà là nằm ở chỗ người bị trói buộc lại cam tâm tình nguyện chết vì nó, đắm chìm trong nó mà không bao giờ muốn thoát ra.

    Nhưng liệu đó có phải là toàn bộ sức mạnh của nó?

    Không đâu, chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Vì cái đi kèm chung với nó mới là thứ đáng sợ nhất: Mong muốn chiếm hữu

    Vì tình yêu người ta có thể sẵn sàng giết hại người khác không thương tiếc

    Bản chất của tình yêu thật sự là sự hy sinh, là sự sẻ chia chứ không phải ích kỷ. Nhưng khi một cảm xúc đã nảy sinh thì mong muốn chiếm hữu cũng đi theo cùng. Đó chính là lý do vì sao khi yêu người ta thường ích kỷ, chỉ muốn người đó là của riêng mình. Lo sợ mất họ, cảm giác bất an, cảm giác đau khổ khi người đó không thuộc về mình nữa khiến chúng ta đau khổ, và sân hận. Nhiều người đã không thể tự chủ được, và nghĩ đến phương án sau cùng: Tước đoạt đi mạng sống của người mình yêu và tự sát.

    Nhưng điều đáng nói là đứng trước tình cảm dành cho người khác, và tình cảm dành cho bản thân, họ lại yêu bản thân mình nhiều hơn và can đảm tự sát cũng không còn.

    Biết sai biết rằng không đúng, biết rằng nếu tiếp tục một mối quan hệ sai lầm sẽ chỉ khiến bản thân thêm nhiều đau khổ. Nhưng không thể nào có thể dừng bản thân lại được. Chấp nhận luân hồi nhiều kiếp chỉ để tìm kiếm nhau, không ngừng bám chặt vào nhau….

    Có người sẽ hỏi rằng trong tình cảm con người cũng tìm thấy hạnh phúc, vậy thì coi như đó cũng là một món quà đâu hẳn chỉ có đau khổ?

    Cái đau khổ ở đây không nằm ở chỗ hạnh phúc thì rất ngắn ngủi, thậm chí chúng ta sẵn sàng hy đi mọi thứ chỉ để có được một vài giây phút hạnh phúc nhưng chỉ để rồi hạnh phúc đó nhanh chóng trôi qua và những đau khổ vất vả lại tiếp tục. Đức Phật từng ví ái dục với hình ảnh của một chú chó gặm xương vậy, chỉ có càng gặm càng đói, không bao giờ có thể thõa mãn.

    Một người có gia đình hiển nhiên họ cũng sẽ có những khoảnh khắc rất tuyệt vời bên gia đình nhưng song song đó anh ta cũng phải gánh trên lưng thêm nhiều trách nhiệm, thêm nhiều ràng buộc. Dành toàn bộ cuộc đời của mình cho họ, và quanh quẩn bên cạnh họ nhưng lại không bao giờ chắc chắn có thể giữ được họ bên cạnh cả đời.

    Cái đau khổ nhất nằm ở chỗ con người khi đang hạnh phúc, nghĩ rằng bản thân sẽ không bao giờ mất đi hạnh phúc của mình thì chẳng bao lâu hạnh phúc đó lại mất, lại không tồn tại mãi. Sau mỗi niềm vui lại nối tiếp là những nỗi buồn. Thân tâm mệt mỏi, cả đời rong ruổi, tâm nhiều vết thương để rồi sau cùng nhận ra bản thân chưa thực sự giữ được hay có được bất kỳ cái gì: Cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi

    Vậy thì có phải Đức Phật khuyên rằng chúng ta không nên yêu nữa?

    Điều này là hoàn toàn không đúng. Mà ngược lại người dạy chúng ta càng phải yêu thương nhiều hơn nữa. Với những người xung quanh, người mong muốn chúng ta phát triển lòng từ, yêu thương quan tâm đến họ một cách phân biệt. Không nhìn vào bề ngoài , địa vị, hay bất kỳ điều gì của họ mà phân biệt khi bố thí, sẻ chia. Còn trong tình yêu thì người khuyến khích chúng ta nên tìm cách thấu hiểu đối phương, làm tròn bổn phận trách nhiệm và thủy chung với người bạn đời của mình. Một người Phật tử sẽ hiểu rằng duyên phận là thứ không thể mong cầu mà có được. Duyên đến thì còn ở bên nhau, duyên tan thì chia ly là tất yếu.

    Do đó họ trân trọng khoảnh khắc hiện tại khi ở bên nhau và khi chia tay cũng không quá bi lụy mà sinh ra những hành động độc ác giết hại người khác. Chúng ta có thể yêu nhưng đừng để dính mắc, đừng để cảm xúc làm chủ lý trí của mình. Đó mới là điều quan trọng.

    Khi một ai đó bỏ bạn mà đi thì cũng đồng nghĩa với việc đã đến lúc họ phải ra đi rồi. Trong suốt cả hành trình của cuộc đời, tại mỗi điểm dừng nhất định, chúng ta buộc phải tạm biệt một số người và đón lên tàu của mình những người bạn mới. Chỉ những ai có duyên có nợ thì mới có thể đi với nhau đến hết đời. Còn có duyên mà không nợ thì chưa hẳn đó là điều xấu, vì có ai nói mắc nợ mà sướng bao giờ…lắm người ở chung từ yêu chuyển sang mất cảm xúc, ghét nhau đó thôi nhưng lai chia tay được nhau. Do đó hãy nghĩ thật thoáng! Sau khi cánh cửa này đóng nhất định sẽ có một cánh cửa khác mở ra và chờ đợi chúng ta. Vì vậy hãy thật kiên nhẫn


    Xem thêm các bài mới khác về phat phap ung dung trong cuộc sống
     
    Tin nấm gỗ lim xanh rừng
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook