Mách bạn cách khử mùi nước hoa và mỹ phẩm

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi toilaaido, 30/10/20.

Đã xem: 174

  1. toilaaido Thành Viên Kim Cương

    Mách bạn cách khử mùi nước hoa và mỹ phẩm Nước hoa có thể át đi mùi khó chịu của cơ thể, khiến những người bên cạnh "dễ thở" hơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự kết hợp giữa nước hoa và mùi mồ hôi lại trở nên rất khủng khiếp. Tuyến mồ hôi thường nằm trên phần lớn da, tiết ra loại mồ hôi thông thường, chứa 99% nước, phần còn lại làMáy khử mùi phòng khách sạn muối khoáng và chất hữu cơ. Còn tuyến mồ hôi đặc biệt chỉ nằm ở vùng có lông dài (nách, bộ phận sinh dục) tiết ra loại mồ hôi đặc biệt có ít nước và nhiều lipid, protid, mucopolysacharid. Tuyến bã nhờn ở lông, nách, vú, bẹn, mặt tiết ra chất bã nhờn, phần lớn là chất béo. [​IMG] Loại mồ hôi thông thường không có mùi; còn loại mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn có mùi nhẹ, khó nhận biết. Số lượng tuyến mồ hôi đặc biệt, tuyến bã ở trên một diện tích da, độ lớn, khả năng bài tiết và thành phần trong chất tiết ở mỗi người khác nhau (do cấu tạo cơ thể, chế độ ăn) nên mùi cơ thể cũng khác nhau. Khi bị vi sinh vật phân hủy thì mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn tạo ra mùi khó chịu, ở một số người, mùi khó chịu này thể hiện rõ hơn, thường nói là “nặng mùi”, “khét”. Mồ hôi có vai trò điều hòa thân nhiệt (khoảng 100 ml mồ hôi trên da làm giảm thân nhiệt xuống khoảng 1 độ), bài tiết chất cặn bã. Chất bã nhờn bảo vệ da, chống mất nước. Một số tuyến mồ hôi ở bộ phận sinh dục nữ được cho là có vai trò tiết ra các chất gợi dục. Do vai trò đó, không thể dùng thuốc ngăn chặn việc tiết mồ hôi và bã nhờn vì làm như thế trái với tự nhiên. Mặt khác, các chất ngăn chặn như atropin, isopropamid, piperidolat... ngay khi bôi ngoài da lâu dài đã độc, uống càng độc hơn. Thuốc mỹ phẩm có thể giúp làm giảm mùi cơ thể, gồm các chất chống tăng tiết mồ hôi, chất át mùi, khử mùi, chất diệt khuẩn. Chất chống tăng tiết mồ hôi thường dùng là muối nhôm (clorit, sulphat, clorhydrat), muối kẽm, acid tanic, hương liệu. Chúng kết tủa protein, làm hẹp lỗ bài tiết hoặc làm săn da. Các loại thuốc trị hôi nách gia truyền thực chất là phèn chua (một muối kép của nhôm và kali). Có hai cách dùng, hoặc nung phèn chua cho mất nước, giã mịn ra (gọi là phèn phi), trộn với 50% bột talc, thoa vào nơi thường tiết ra mùi khó chịu (nách, các nếp gấp ở vú...), hoặc mài phèn chua với nước hay cho phèn chua vào rượu thêm ít dầu thơm chà vào chỗ nhạy cảm trước khi ra đường. Chất át mùi thường dùng là nước hoa. Nước hoa có thể kết hợp với mùi mồ hôi tạo nên sự ngây ngất, nhưng với một số người thì có thể tạo ra mùi khó chịu. Vì vậy, việc dùng nước hoa để át mùi không giống nhau với mọi người mà phải có sự lựa chọn thích hợp (sau vài lần dùng thử một số loại khác nhau). Ngoài ra, không nên dùng với độ đậm quá cao, dễ gây nên mùi sực nức khó chịu. Chất khử mùi và diệt khuẩn thường dùng trong mỹ phẩm là chlorothymol, diclorophenol, chloroben zalkonium, cồn acid béo, nhựa trao đổi ion. Chất diệt khuẩn đơn giản thường dùng là acid salicylic. Khi trộn lẫn chất chống tăng tiết mồ hôi với chất diệt khuẩn này thì hiệu quả sẽ cao hơn là dùng đơn độc. Bạn có thể tự pha chế một loại bột: trộn calcicarbonat (100 g) với acid salicylic (3 g), tán nhỏ, rắc vào hố nách hay các nếp gấp ở vú. Người có mùi mồ hôi nặng thường không gây khó chịu cho chính bản thân mình và đôi khi không tự nhận thấy, vì vậy chỉ cần dùng các sản phẩm trên khi giao tiếp. Việc dùng kéo dài không có lợi, nếu để lâu thì mồ hôi lên men cộng với nước hoa và các hóa chất khác sẽ tạo ra mùi khó chịu hơn. Vì vậy, sau khi dùng khoảng 3-4 giờ, nên rửa sạch. Ngoài ra, để giảm mùi hôi, nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng để hệ vi sinh trên cơ thể cũng cân bằng. Không để thiếu kẽm và vitamin B12 vì sẽ khiến hệ vi sinh rối loạn.
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook