Mỗi trang web có thực sự cần phải có một thẻ Description riêng biệt?

Thảo luận trong 'Thảo luận – Hỏi đáp – Trợ giúp SEO' bắt đầu bởi Boss, 22/11/14.

Đã xem: 641

  1. Boss Moderator

    Bất cứ ai đã từng thiết lập nội dung cho website để thu hút khách truy cập từ kết quả tìm kiếm đều biết đến thẻ Meta Descriptions (MD). Đây từng được coi là yếu tố vô cùng cần thiết trong việc tối ưu hóa thứ hạng bởi Google rất “quan tâm” đến nội dung của thẻ này và muốn những snippet (đoạn trích ngắn) lấy nội dung từ MD phải thể hiện chính xác trên trang kết quả của người dùng.

    [​IMG]

    Đúng như tên gọi của nó, Description trong tiếng Việt có nghĩa là mô tả hay miêu tả, thẻ meta description dùng để giới thiệu một cách khái quát, ngắn gọn nội dung có trong trang Web của bạn. Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng nội dung trong phần này để hiển nó ở trong Rich snippet trên kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng tự phân định xem liệu đó có phải đang nói đến nội dung mà họ muốn tìm hay không.

    Meta Description vẫn giữ vai trò rất cần thiết?

    Trải qua nhiều năm, rất nhiều cá nhân đã bỏ ra không ít sức lực tập trung vào cho phương pháp SEO này, trong đó phải kể đến những tanh cãi về số lượng từ khóa trong thẻ mô tả là bao nhiêu, hoặc độ dài tối đa cho nó như thế nào là phù hợp… Hơn hết là thắc mắc chung của rất nhiều người là liệu họ có nên tạo ra những nội dung riêng biệt cho từng trang trong website hay không?

    Matt Cutts – thành viên của Google đã từng đề cập rằng: mỗi một cá nhân sở hữu website đều phải có một trong hai hướng tiếp cận khác nhau: một là sử dụng nội dung riêng biệt cho thẻ Meta Description trong mỗi trang bài viết, hai là gỡ bỏ hết tất cả các thẻ mô tả đó (đồng nghĩa với việc không được phép có hai đoạn mô tả giống nhau trở lên trong cùng một website). Tuy nhiên, thật may mắn là hướng tiếp cận thứ 2 có cách giải quyết khá hwuux ích đó là nhờ vào công cụ của Google Webmaster Tool có chức năng dò quét thông tin toàn bộ website và thông báo cho người dùng biết liệu có dòng mô tả nào bị lặp lại hay không.

    Trong video bên dưới, Matt Cutts cũng cho hay Google sẽ tự động tạo ra một đoạn mô tả riêng cho kết quả tìm kiếm nếu trang đó không có thẻ Meta Description. Matt Cutts cũng khuyên các webmaster nên tạo ra một đoạn mô tả riêng và độc đáo khác biệt cho mỗi trang, nhất là các trang quan trọng nhất như trang có tỷ lệ chuyển đổi cao hoặc trang chủ.

    Dưới đây là toàn bộ đoạn video:


    Tầm quan trọng của thẻ mô tả

    Các thẻ MD giữ vị trí quan trọng đối với những trang chiến lược bởi nó sẽ phần nào quyết định tỉ lệ người tìm kiếm nhấp chuột vào kết quả hiển thị của bạn. Như đã đề cập ở trên, đoạn mô tả này giới thiệu cũng như gói gọn lại nội dung của toàn bộ trang viết đó, đồng nghĩa với việc ta có thể coi nó như một đoạn quảng cáo nhằm giúp người dùng có thể quyết định được chính xác và nhanh chóng hơn với nội dung mà họ mong muốn click vào đọc. Trong khi không nhất thiết là mỗi trang cần phải có nội dung riêng biệt, thì những trang giữ vị trí mũi nhọn cần phải được thiết lập nội dung một cách tốt nhất và độc đáo nhất.

    Khi bắt tay vào viết những đoạn mô tả này, điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là thêm một số lượng thích hợp các từ khóa vào trong đó. Đây không những có lợi cho thứ hạng tìm kiếm của chính website mà còn cho Google đọc và làm nổi bật các từ khóa này trong phần kết quả tìm kiếm của người dùng, giúp tăng khả năng hiển thị cũng như nhấp chuột của người dùng.

    Những trang không có thẻ mô tả này vẫn có cơ hội nắm giữ vị trí đầu bảng ở kết quả tìm kiếm. Về sau, nội dung có trong website sẽ tự động hiển thị những gì mà người dùng tìm kiếm trùng với nó ở snippet. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng rõ ràng để người dùng có thể chọn lựa bởi nội dung bất kỳ trong bài viết có thể không đúng với trọng tâm và họ mong muốn được đọc, điều này sẽ làm giảm khả năng nhấp chuột của người dùng. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng tạo ra những thẻ mô tả ấn tượng nhất cho những trang mà bạn nghĩ sẽ nhiều lượt truy cập.

    Làm thế nào để thêm thẻ Meta Descriptions đúng cách?

    Để có thể thêm thẻ MD vào trang bất kỳ trong trang web, bạn cần phải chèn một đoạn code dưới đây trong thẻ HEAD:
    Mã:
    <head>
    <title>tên tiêu đề<title>
    <meta name=”description” content=”Nội dung thẻ mô tả mà bạn muốn đưa vào”/>
    </head>
    Trên thực tế về mặt kỹ thuật mà nói, không có giới hạn cho các văn bản của thẻ MD, có thể là đoạn văn dài, ngắn. Nhưng bạn nên nhớ các công cụ tìm kiếm sẽ tự động cắt một đoạn với số lượng thông tin phù hợp.

    Ví dụ, Google sẽ gói nội dung thẻ mô tả chỉ trong 155 – 160 ký tự trong khi của Yahoo là 165. MSN cao hơn đó là 175 – 180 ký tự, trong khi Bing lại “chơi trội” hiển thị đến 200 – 210 ký tự cho phần mô tả. Trong giới hạn nói trên, 160 vẫn là khoảng an toàn và đạt tiêu chuẩn nhất (bao gồm cả cách và chấm phẩy).

    Thẻ mô tả và thứ hạng tìm kiếm

    Rất nhiều người tin rằng nếu thêm thẻ MD vào trong bài viết sẽ ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm cho bài viết đó. Điều này thực sự chưa hẳn là đúng khi nói đến SEO kỹ thuật. Bởi Google vào năm 2009 đã tuyên bố họ sẽ không dựa vào từ khóa ở thẻ MD để quyết định website đó có tăng thứ hạng hay không. Chỉ đơn giản là lượng từ khóa và thông tin ở phần mô tả này lại đóng vai trò quan trọng giữ vị trí như giới thiệu và quảng cáo bài viết. Chính vì thế mà nó cũng góp phần làm tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm và khiến nhiều người nhấp chuột vào (SEO tự nhiên). Nếu nói về mặt SEO kỹ thuật thì nó không đúng với Google, có lẽ chỉ đúng với Yahoo và BING.

    Tối ưu hóa

    [​IMG]

    Đối với những trang cần thiết phải có thẻ MD, chúng tôi đưa ra một vài hướng dẫn để xem xét và đánh giá:

    Nội dung cần phải được chắt lọc và hấp dẫn nhất có thể và không nên chạm khít đến giới hạn từ mà công cụ tìm kiếm đó đưa ra. Một đoạn mô tả có hay đến đâu, và nội dung lại vị vượt quá giới hạn và phần vượt quá không thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm thì cungxsex không mang lại hiệu quả truyền đạt thông tin đến cho người đọc.
    Hãy nhớ rằng một đoạn mô tả cũng giống y như một đoạn quảng cáo bài viết, chính vì thế mà viết thẻ mô tả tốt đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra một bản quảng cáo tuyệt vời. Điều này sẽ khiến cho người đọc háo hức được click vào đường dẫn để đọc nội dung đó trong website của bạn.

    Một số điều khác cần lưu ý đó là không lặp lại tiêu đề của tang trong phần mô tả vì nó quá thừa thãi, trong khi bạn đang phải chắt lọc từ ngữ chỉ trong có 160 ký từ. Thậm chí bạn càng không thể sử dụng tên tiêu đề như là một thẻ mô tả, tránh trùng lặp thẻ mô tả trên nhiều trang, sử dụng từ khóa có liên quan và trung thực bởi nó tác động lớn đến danh tiếng của website bạn.

    Mạng xã hội và thẻ Meta Descriptions

    Có một thẻ mô tả tốt rất quan trọng trong việc chia sẻ bài viết lên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Google + và các trang tương tự. Điều này cũng dễ hiểu bởi cách thức hiển thị nội dung trên các trang mạng xã hội này cũng giống như trên kết quả tìm kiếm. Nó sẽ hiện những nội dung đầu trong trang đó khi được chia sẻ. Điều này cũng mang lại danh tiếng tốt cho website nếu bạn viết những đoạn mô tả hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến các trang mạng xã hội của bạn.

    Phương pháp của Google trong việc chọn trang Mô tả

    Ai cũng phải công nhận, viết Meta Description là tốt, nhưng không phải lúc nào Google cũng “dễ tính” chấp thuận hết các thẻ MD có trong trang web và cho phép nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Đôi khi các công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra được thẻ mặc định cho Meta Description và cho hiển thị nhưng cũng có lúc họ không làm điều này.

    Trong trường hợp này, họ sẽ tự tạo ra một snippet và sử dụng nó để hiển thị trên SERPs. Ví dụ: Google sử dụng một Open Directory Project (Dự án thư mục mở - ODP) nhằm tạo ra snippet cho một trang viết. Những trang nào được liệt kê trong ODP này có thể sẽ nhận thấy Google sử dụng phương pháp này để quyết định nội dung của thẻ mô tả.

    Khi bạn tìm kiếm một trang web nằm trong danh sách của ODP trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ nhận thấy thẻ Meta Description đã bị bỏ quên, thay vào đó họ cho hiển thị nội dung từ trang chủ khi bạn tìm kiếm cho trang đó. Những ai không thích điều này có thể thêm một đoạn code sau đây vào trong bài viết:
    Mã:
    <meta name="robots" content="noodp" />

    Đoạn code này sẽ bắt buộc Google phải lựa chọn thẻ Meta Description để hiển thị.

    Đây là một chủ đề không còn mới nhưng mình thấy khá hữu ích nên trình bày lại cho các bạn nào cần tham khảo. Nó không mới bởi Matt Cutts đang nghỉ dài hạn ở Google rồi!

    Ghi nguồn www.thegioiseo.com khi đăng tải lại bài viết này.​
     
    Tin nấm gỗ lim xanh rừng
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook