Một người quản lí nhân sự gặp phải điều gì?

Thảo luận trong 'Quản lý nhân lực' bắt đầu bởi Anhpham_2906, 9/1/17.

Đã xem: 899

  1. Anhpham_2906 Thành Viên

    HRM: human resource manager được gọi tắt là nhà quản lí nhân sự, đây là một chức vị một người làm nhân sự luôn mong muốn để đạt được trong tương lai nhưng không phải bất cứ ai làm nhân sự đều có thể làm được quản lí vì vị trí quản lí nhân sự thông thường mỗi công ty chỉ cần một người để làm. Nhìn ở bên ngoài thì họ đều tưởng là làm quản lí thì lương cao, đứng dưới một người, đứng trên hàng nghìn người nhưng đâu biết rằng một người quản lí cũng rất áp lực để có thể giúp tổ chức của mình đạt được những mục tiêu mong muốn.

    Sau đây tôi sẽ đề cập đến những vấn đề mà một người HRM cần phải biêt và nó cũng chính là những vấn đề thực tiễn những HRM gặp phải trong việc quản lí của mình.

    1. Phải quản lí quá nhiều công việc cùng một lúc.

    Ai đã làm nhân sự thì biết, đối với những công ty lớn thì đầu công việc của bạn là rất nhiều, có những đầu công việc lớn như phụ trách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ trong công ty. Và trong số đó lại có những đầu công việc nhỏ khác như: chuẩn bị phòng, chuẩn bị tài liệu báo cáo, hay đơn giản là kiểm soát số lượng nhân viên đi làm. Tất cả những công việc đó đều do phòng nhân sự quản lí, vì vậy người HRM cũng phải chịu trách nhiệm quản lí những đầu công việc đó. Không đơn giản một chút nào khi phải quản lí và thúc đẩy các nhân viên hoàn thành một cách hiệu quả những đầu công việc đó.

    2. Mỗi ngày phải nghe từ 30-50 cuộc gọi.

    Khi có bất cứ một thắc mắc nào ngoài phạm vi chuyên môn của các phòng ban thì phòng nhân sự sẽ đảm nhiệm toàn bộ những công việc còn lại, nên những thắc mắc liên quan luôn được gọi và gửi vê phòng nhân sự.

    3. Không biết cách giao việc cho nhân viên.

    Không phải toàn bộ HRM đều gặp phải những vấn đề này nhưng đây cũng là vấn đề chung đối với các HRM không có kinh nghiệm lãnh đạo, hoặc kinh nghiệm vẫn còn non nớt. Khi nhân viên không hoàn thành công việc, hoặc hiệu quả làm việc không cao thì họ thường có các lí do bao biện cho chính những lỗi lầm của họ. HRM luôn phải biết cái nào nên tin, cái nào không để đưa ra quyết định của mình một cách đúng đắn.

    4. Làm doanh nghiệp 3-5 năm rồi mà mọi thứ vẫn trì trệ.

    HRM ngoài việc nghe và làm theo những gì sếp nói thì cũng phải luôn sáng tạo để tìm ra những dự án tốt cho công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty chứ, phải cống hiến và làm việc hết mình vì thành công và sự phát triển của công ty trong tương lai.

    5. Đang đau đầu vì phải tìm cách xây dựng hệ thống doanh nghiệp bài bản.

    Đó là một vấn đề hầu hết các HRM đều có thể gặp phải, vì những quy trình, cách thức mà HRM không phải lúc nào cũng là toàn diện và nó cần quá trình để đưa ra cách thức tốt nhất cho bất cứ một quy trình nào. Vì vậy cần sự đóng góp, chia sẻ của những thành viên trong doanh nghiệp để đưa ra một cách thức tốt nhất. Vì vậy giai đoạn chỉnh sửa, hoàn thiện là một giai đoạn khó khăn sau giai đoạn xây dựng một quy trình.

    - Làm việc từ 12-15 tiếng mỗi ngày và 7 ngày trong một tuần

    Ngoài thời gian làm việc trong công ty thì HRM còn phải đi ra ngoài để lo những công việc mà cấp trên yêu cầu hoặc những công việc phát sinh nằm trong sự quản lí của công ty. Vì vậy thời gian làm việc của họ cũng nhiều hơn những phòng ban khác.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook