Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh

Thảo luận trong 'Y học' bắt đầu bởi vumantuan8493, 4/3/19.

Đã xem: 292

  1. vumantuan8493 Thành Viên Tích Cực

    Bệnh thoái hóa khớp vai là hiện tượng viêm quanh khớp vai cùng các tổ chức vùng khớp tại đây như mỏm cùng, xương đòn, khớp bả vai, màng khớp, dây chằng, cơ và gân.

    Vùng vai đảm nhiệm các chức năng xoay chuyển quan trọng, liên quan mật thiết đến hoạt động của cánh tay. Thoái hóa khớp vai trái hoặc phải sẽ gây ra những cơn đau mỏi khó chịu và ảnh hưởng sâu sắc tới công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai như hỏng khớp vai, vôi hóa khớp vai, biến dạng khớp, tê liệt cả vai, cổ và lưng… Bởi vậy, tìm hiểu và dập tắt nguyên nhân là bước đầu tiên trong lộ trình dứt điểm căn bệnh này.
    Xem thêm: http://vumanhtuan.blog.wox.cc/entry6.html
    Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

    Sự hủy hoại của các yếu tố nội nhân và ngoại nhân trong thời gian dài có thể khiến xương khớp lỏng lẻo, sụn khớp vai bị ăn mòn làm lộ phần xương dưới sụn. Dưới đây là một số nguyên nhân thoái hóa khớp vai phổ biến nhất:

    ● Tuổi tác: Xương khớp là một trong những bộ phận chịu tác động của thời gian đầu tiên, và khớp vai cũng không ngoại lệ. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 45 trở lên.

    ● Di truyền: Một số người sinh ra đã có cơ địa khớp vai không khỏe mạnh, dễ thoái hóa bởi tác động của thời gian và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

    ● Nguyên nhân thoái hóa khớp vai do chấn thương: tập luyện quá sức, tai nạn hay một cú đánh vào bả vai… cũng có thể gây tổn thương khớp vai trầm trọng. Ngay cả khi chấn thương đã hồi phục, người bệnh cũng cũng có nguy cơ thoái hóa khớp vai nhiều hơn người bình thường.

    ● Thói quen sinh hoạt: Thoái hóa khớp vai thường gặp ở người hay bê vác nặng bằng cổ - vai, ngồi vẹo vai, nằm ngủ sai tư thế… cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này.

    Dấu hiệu thoái hóa khớp vai

    Theo cuốn “Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp” của PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy thì dấu hiệu của thoái hóa khớp vai biểu hiện như sau:

    ● Sưng khớp vai: vùng khớp vai và bả vai thấy nóng hơn bình thường, bả vai sưng lên, thấy rõ khi sờ nắn.

    ● Cứng khớp vai: Đi liền với dấu hiệu sưng của bệnh thoái hóa khớp vai là cảm giác cứng xung quanh khớp vai. Bệnh nhân thấy khó vòng tay qua phía sau, khi chụp X-Quang thấy xương đầu cánh tay và xương bả vai thưa nhau.

    ● Đau khớp vai: Dấu hiệu thoái hóa khớp vai thể hiện ở những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Đau có thể diễn biến thành từng đợt hoặc liên tục tăng dần. Đau nhức xảy ra tại vùng khớp vai lan xuống bả vai, ức và cổ.

    ● Hạn chế vận động: Thoái hóa khớp vai gây ra hạn chế các vận động xoay vai, cúi xuống, với tay lên… đều rất khó khăn. Triệu chứng cứng và đau khớp khiến bệnh nhân không thể vận động dễ dàng như bình thường.

    Cách điều trị thoái hóa khớp vai phổ biến

    Thuốc Tây

    Để giảm thiểu các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp vai như cứng, sưng và đau khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây đầu tiên. Trong các trường hợp đau cấp tính, thuốc tây là sự lựa chọn cần thiết. Một số nhóm thuốc trị cụ thể:

    ●Thuốc giảm đau: Co-codamol, Paracetamol… giúp ngăn chặn cơn đau nhanh chóng do thoái hóa khớp vai gây ra.

    ● Thuốc chống viêm: Ibuprofen, Indomethacin, Aspirin… giúp hạn chế sự tiến triển và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại khớp.

    ● Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa co cứng khớp hiệu quả, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân cấp tính.

    ● Glucosamin: kích thích chọn lọc tế bào sụn cần sửa chữa, ức chế enzym tiêu hủy protein và cải thiện sự thu nhận canxi vào xương.

    Điều trị thoái hóa khớp vai bằng Thuốc Nam

    ● Lá mơ: đem lá và rễ lá mơ rửa sạch, thái nhỏ cùng 1 nhánh gừng tươi rồi đun lấy nước uống trong ngày. Kiên trì áp dụng 1-2 tuần sẽ thấy cơn đau khớp vai giảm rõ rệt.

    ● Nghệ và trứng gà: Bệnh nhân thoái hóa khớp vai trộn lẫn 2 lòng đỏ trứng gà với 10g tinh bột nghệ vàng, sau đó thêm chút dầu dừa rồi uống hàng ngày. Chất dinh dưỡng có trong trứng và cùng với chất chống oxy hóa curcumin của tinh bột nghệ sẽ giúp giảm tình trạng viêm tại khớp vai khá hiệu quả.

    ● Rễ đinh lăng: Rễ đinh lăng giúp bổ khí huyết và lưu thông máu rất tốt. Người bệnh thoái hóa khớp vai có thể dùng khoảng 30g rễ đinh lăng đã rửa sạch, đem thái nhỏ rồi nấu nước uống trong ngày.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook