Những lưu ý trong luyện giọng phát thanh

Thảo luận trong 'Xuất bản Audio, phát thanh, băng đĩa' bắt đầu bởi ngocanh.qthl, 18/10/16.

Đã xem: 25,360

  1. ngocanh.qthl Moderator

    Giọng nói chuẩn, khỏe, dễ nghe là yêu cầu cơ bản nhất của một phát thanh viên, tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu được một chất giọng trời phú, việc khắc phục các lỗi phát âm không chuẩn, hụt hơi, nói nhịu… không hề đơn giản. Với những thủ thuật luyện giọng dưới đây, các bạn có thể bồi dưỡng giọng đọc của mình mỗi ngày, nâng cao nghiệp vụ phát thanh cũng như nghiệp vụ báo chí nói chung.

    55422171-1322788610-vntm_mc--7-.jpg


    Về khẩu âm

    Khẩu âm bao gồm các yếu tố sau:

    1. Cao độ: Độ cao thấp của âm thanh.

    2. Cường độ: Độ mạnh nhẹ của âm thanh.

    3. Trường độ: độ dài ngắn của âm thanh.

    4. Âm sắc: Sắc thái và tình cảm của người nói, người đọc.

    Tổng hòa những yếu tố này tạo nên ngữ điệu và nhịp điệu trong câu nói, tạo nên phong cách, dấu ấn và sức hút của giọng đọc.

    Ngữ điệu được chia làm hai âm vực: Âm vực cao (bao gồm các thanh sắc, ngã, ngang), âm vực thấp (gồm thanh huyền, hỏi, nặng). Hai âm vực này tách bạch ra để tạo điểm nhấn. Ngoài ra, nhịp điệu cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sắc thái cảm xúc và sắc thái nghĩa của câu. Có ba nhịp điệu chính là nghỉ, buông, nhấn. cụ thể như sau:

    Nghỉ là ngắt đoạn đọc theo ý của câu: Nghỉ ngắn với dấu phẩy, nghỉ dài với dấu chấm lửng, dấu chấm hết câu… Trong bất cứ trường hợp nào, nghỉ dài bắt buộc phải lâu hơn nghỉ ngắn một tỷ lệ nhất định.

    Buông là sự ngân dàu chữ, tạo nên sắc thái biểu cảm, diễn tả sự tha thiết, luyến tíc, thường được sử dụng với chữ cuối câu hoặc từ đắt giá.

    Nhấn là các sử dụng linh hoạt các yếu tố cao độ, cường độ, trường độ nhằm làm nổi bật câu chữ. Dùng với thành phần quan trọng hoặc các tính từ có tính biểu cảm cao.

    Về khẩu hình

    Tròn vành và rõ chữ là hai yêu cầu bắt buộc đối với chuẩn khẩu hình. Tròn vành là việc phát âm chính xác các nguyên âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i, y. Rõ chữ là đảm bảo về các dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) và các thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang).

    Ở Việt Nam, mỗi vùng miền lại có cách phát âm lệch chuẩn khác nhau, hay còn gọi là tiếng địa phương. Ví dụ: Tây Nam Bộ thường nhầm lẫn giữa “o” và “ô”, một số tỉnh miền Bắc lại phát âm lẫn lộn giữa “l” và “n”, “ch” và “tr”, phụ âm “r” không có độ rung.

    Để có được giọng đọc tốt, trước tiên, bạn phải đảm bảo phát âm chuẩn, không ngọng, nói lẹo lưỡi, không nói giọng địa phương. Việc luyên tập lấy hơi và luyện lưỡi hàng ngày là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục những lỗi này. Đảm bảo đúng khẩu âm, chuẩn khẩu hình sẽ giúp bạn cải thiện giọng đọc hiệu quả và nhanh chóng.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook