Những nội dung cần có trong một mẫu CV xin việc mới nhất

Thảo luận trong 'Việc làm cho Seoer' bắt đầu bởi giaohoho94, 29/4/20.

Đã xem: 868

  1. giaohoho94 Thành Viên Mới

    Mẫu CV xin việc là gì?
    CV xin việc là dạng viết tắt của cụm từ Curiculum Vitae. Đây là một bản sơ yếu lí lịch nhằm tóm tắt mọi thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp của ứng viên để giúp cho các nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá năng lực của một ứng viên. Chính vì thế, mẫu CV xin việc không phải là một bản sơ yếu lí lịch tự thuật dành cho ứng viên. Hiện nay, viết CV xin việc làm là yếu tố rất quan trọng và thậm chí là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể quyết định ứng viên không phù hợp cho vị trí công việc hay không.

    Khi quyết định tham gia ứng tuyển cho một vị trí nhất định, vị trí đó không chỉ có duy nhất bạn ứng tuyển mà sẽ có đến hàng nghìn ứng viên cùng xếp hồ sơ mong muốn được nhận vào làm việc. Do đó, hiểu ý nghĩa của CV xin việc là gì không khác gì một cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Một nhà tuyển dụng sẽ dựa vào một mẫu CV xin việc mẫu thật chuyên nghiệp của ứng viên để có thể đưa ra được những đánh giá bước đầu về ứng viên đó. Do vậy, một CV của ứng viên cần phải có thật nhiều sáng tạo trong đó. Viết CV càng ấn tượng bao nhiêu thì cánh cửa tới với công việc mơ ước của bạn sẽ càng rộng mở hơn bấy nhiêu.


    Tại sao lại cần phải viết CV xin việc?
    Để tìm hiểu lí do tại sao cần phải viết CV xin việc, bạn có thể tham khảo câu nói sau từ phia các nhà tư vấn đến từ CV 365:
    "Hiểu rõ bản chất của CV xin việc sẽ giúp cho người tìm việc chú trọng nhiều hơn trong quá trình thể hiện nội dung và trình bày CV xin việc. Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xem xét, đưa ra đánh giá với từng ứng viên, thậm chí bản CV đó còn là cơ sở chính để nhà tuyển dụng làm bài toán chọn lọc, loại bỏ những ứng viên không phù hợp, bởi vậy mà nếu không có sự chuẩn bị tốt nhất, chu đáo nhất cho CV xin việc thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng vượt qua được vòng tuyển chọn gay gắt đó."
    Nguồn tham khảo: website timviec365.vn


    Cần bao gồm những nội dung gì khi tạo CV theo mẫu mới nhất?
    Mặc dù cấu trúc của CV linh hoạt theo nghề nghiệp, bộ kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn, vẫn có những phần cụ thể mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nhìn thấy trên CV của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc định dạng CV chung, được hiển thị theo thứ tự cách chúng thường xuất hiện trên CV và cách điền nội dung để tạo CV ấn tượng:

    1. Thông tin liên hệ:
    Ở đầu mỗi CV, bạn đều cần điền tên và thông tin liên hệ (có thể bao gồm địa chỉ hiện tại, địa chỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ nhà và email của bạn).

    2. Mục tiêu chuyên môn hoặc nghiên cứu:
    Trong phần này, bạn cần nêu lý do tại sao bạn quyết định gửi CV như định hướng phát triển tương lai, các mục tiêu phát triển nghề nghiệp theo hướng chuyên môn hoặc hướng nghiên cứu. Mục tiêu của bạn có thể ngắn gọn trong một câu (nếu nói chung chung) hoặc dài như một đoạn văn. Nhìn chung, bạn cần cung cấp cái nhìn tổng quan về định hướng hướng chuyên môn của bản thân qua việc trả lời câu hỏi Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?

    3. Giáo dục/Học vấn:
    Phần giáo dục của CV đóng vai trò là phương tiện cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về trình độ của bạn, chứng minh rằng bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển (Nếu chưa lấy được bằng tốt nghiệp, bạn vẫn có thể đưa thông tin về trường đại học). Bạn cần điền tên trường, thời gian nhập học/tốt nghiệp (nếu đã tốt nghiệp), các chương trình đào tạo khác mà bạn đã tham dự, tên khoá luận, luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ, các văn bằng chứng chỉ đi kèm.

    4. Danh hiệu và giải thưởng:
    Liệt kê những khen thưởng trong trường hoặc tại công ty cũ như giải thưởng cấp khoa, học bổng, bảng xếp hạng,...

    5. Kinh nghiệm làm việc:
    Bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào ngoài môi trường nghiên cứu hoặc học thuật cũng sẽ được đưa vào đây. Mẹo để viết phần này trong CV là bạn chỉ nên liệt kê các công việc liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển hiện tại, theo thứ tự mới nhất đến cũ hơn.


    Ngoài tên công việc, bạn cũng cần điền mốc thời gian (hầu hết các mẫu CV có phần này), các nhiệm vụ cụ thể mà bạn thực hiện và những gì bạn rèn luyện được từ công việc đó. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể tập trung vào các hội thảo, khoá học, dự án bạn đã tham gia (cho dù chỉ là người hỗ trợ trong trường).

    6. Sở thích:
    Phần sở thích trong CV được tạo ra để giúp ứng viên có thể thể hiện bản thân tốt hơn, trong khi nhà tuyển dụng hiểu thêm về ứng viên. Trên thực tế, phần này cũng giống như "cái bẫy". Bạn chỉ nên viết về những sở thích giúp phát triển trình độ chuyên môn hoặc kỹ năng, dĩ nhiên những hoạt động như đọc sách vẫn được chấp nhận. Đặc biệt, bạn không nên viết về các sở thích vui chơi không liên quan.

    7. Kỹ năng:
    Phần kỹ năng thường được tạo sẵn trong các mẫu CV, chúng bao gồm kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ,... Việc của bạn là lựa chọn các mức tương ứng mà bạn cảm thấy phản ánh chính xác về bản thân mình.

    8. Hoạt động:
    Nếu bạn có kinh nghiệm tình nguyện hoặc đóng góp đáng kể cho cộng đồng, hãy đặt chúng trong phần này.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

Bài viết liên quan