Phải làm gì khi mối quan hệ giữa nhân viên và sếp căng thẳng?

Thảo luận trong 'Quan hệ lao động' bắt đầu bởi DungNguyen2607, 14/12/16.

Đã xem: 773

  1. DungNguyen2607 Thành Viên

    Bạn nghĩ rằng mình luôn khiến nhân viên cảm thấy vui vẻ nhưng có thể nhiều người không thực sự vui vẻ như bạn nghĩ. Một nghiên cứu mới đây của 1 tổ chức cung ứng nhân sự mang tên Spherion chỉ ra rằng có nhiều vấn đề bất đồng quan điểm giữa cấp trên và cấp dưới khiến cho mối quan hệ công sở trở nên căng thẳng.

    Sandy Mazur – giám đốc bộ phận của Spherion nói rằng: Hai bên có những kì vọng khác nhau, điều này dẫn tới một mối quan hệ rạn nứt và xa cách. Nghiên cứu về lực lượng nhân công mới (Emerging Workforce Study) trong năm nay chỉ ra rằng trong khi nhân viên mong muốn môi trường làm việc linh hoạt và có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì phía nhà tuyển dụng lại cắt giảm các chương trình như vậy. Khi nói tới lý do giữ chân nhân viên ở lại doanh nghiệp, những ông chủ tin rằng cách thức quản lý và văn hóa doanh nghiệp là quan trọng nhất, trong khi nhân viên lại cho rằng những đền bù và lợi ích tài chính mới là điều quan trọng.
    Cho dù vấn đề tồn tại là gì, việc hai bên ít giao tiếp đều mang lại những hệ quả xấu. Nếu bạn đang có mâu thuẫn với sếp hay nhân viên trong công việc hàng ngày thì cách tốt nhất là hãy đối mặt với vấn đề. Dưới đây là 1 vài lời khuyên cơ bản giúp bạn cải thiện mối quan hệ nơi công sở.

    Nhân viên nên làm gì?

    Bước đầu tiên để cải thiện quan hệ với sếp là tìm ra cách nói chuyện với họ. Oropeza Randall chỉ ra rằng việc này có thể khó hơn nếu sếp của bạn thường xuyên bị stress hoặc không cởi mở. Nhưng dù phong cách nói chuyện của họ ra sao thì cách tốt nhất là hãy cố giữ bình tĩnh và có thái độ chuyên nghiệp khi muốn đề cập tới các chủ đề nhạy cảm. Nếu vấn đề không liên quan tới chính sách, Mazur khuyên bạn nên đứng từ góc độ nhà quản lý và suy nghĩ trước khi nêu ra vấn đề. “Liệu có phải kì nghỉ hè chậm trễ là do công ty vừa mất đi 1 khách hàng lớn? Các chương trình làm việc từ xa (telecommuting program) bị cắt giảm đơn giản chỉ bởi doanh nghiệp muốn mọi người tương tác trực tiếp nhiều hơn? Nhân viên toàn công ty không được tăng lương là bởi công ty đang thực hiện cắt giảm chi phí? Những nhân viên hiểu được nguyên nhân đằng sau có thể sẽ có cách tiếp cận vấn đề mềm mỏng và có trách nhiệm hơn, cho thấy sự quan tâm của họ tới công ty”.
    Sếp có thể làm gì?

    Nếu một nhân viên gặp vấn đề với bạn hoặc cách quản lý của bạn, có thể cô ấy (hoặc anh ấy) không cảm thấy thoải mái để nói trực tiếp – hay ít nhất là nói ngay lập tức. Nhưng khi họ đã nêu ra vấn đề thì giờ là lúc bạn cần có trách nhiệm làm gì đó.
    Mazur cho biết: Thường thì các sếp không biết tới những vấn đề mà nhân viên của họ gặp phải. Vậy nên khi nhân viên đã đề xuất với sếp thì trách nhiệm của sếp là cố gắng hết sức giải quyết vấn đề. Họ có thể làm điều này bằng cách đưa ra 1 câu trả lời trung thực, tìm ra 1 thỏa thuận phù hợp hay thực hiện 1 thay đổi nào đó cho nhân viên.


    Oropeza Randall nói rằng mặc dù có vẻ như nhân viên thường hay phàn nàn nhưng thực sự lắng nghe và kiên nhẫn với họ là rất quan trọng. Những vấn đề mà họ nêu ra là có thực và cô cũng nhắc rằng các sếp nên thường xuyên hỏi ý kiến phản hồi từ nhân viên. “Đừng quên hỏi ý kiến họ ngay bởi nhân viên là tai mắt của bạn. Họ biết chính xác những chuyện gì đang diễn ra trong công ty và có thể giúp đỡ bạn”.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook