Phân biệt giữa truyền thông thương hiệu và tiếp thị nội dung

Thảo luận trong 'Kỹ năng xây dựng nội dung' bắt đầu bởi pokker, 12/12/16.

Đã xem: 8,507

  1. pokker Thành Viên

    [​IMG]
    Hiện nay, không chỉ mình những chủ doanh nghiệp mà ngay cả những người làm marketing đôi khi vẫn còn nhập nhằng giữa haikhái niệm về Tiếp thị nội dung và truyền thông thương hiệu dẫn đến hiệu quả của quá trình làm marketing gặp nhiều hạn chế không thể đạt được những hiệu quả như mong muốn.

    Nghe qua thì có vẻ phi lý vì nói chung dù là tiếp thị nội dung hay truyền thông thương hiệu đều chính là làm marketing giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Nhưng mọi người đều quên đi rằng ở mỗi lĩnh vực chỉ phù hợp với một khoảng thời gian phù hợp và tính chất của chúng hoàn toàn khác nhau.


    • Truyền thông thương hiệu
    Đây là hoạt động ban sơ của tất cả doanh nghiệp cần phải thực hiện khi bắt đầu đặt chân vào sân chơi thương mại. Doanh nghiệp của bạn tên gì, làm gì, sản phẩm như thế nào … tất tần tật đều cần phải được thông báo, truyền thông mạnh mẽ đến tất cả các khách hàng dù là tiềm năng hay không. Một quá trình truyền thông thương hiệu đạt hiệu quả chính là làm khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn, thương hiệu của bạn – mặc cho họ có hiểu hay sử dụng sản phẩm qua hay chưa.

    Truyền thông thương hiệu bạn thường thấy chính là những quảng cáo trên tivi chạy một quảng cáo mà nội dung không quan trọng, quan trọng phải làm nổi bật sản phẩm và tên sản phẩm đi vào tiềm thức người xem. Như quảng cáo “Sting – nước tăng lực làm từ dâu tây đỏ” – đôi khi nội dung quảng cáo thật sự mọi người thấy nhảm, thường hay bỏ qua không xem nhưng đi sâu vào tâm lý người đọc đó là quảng cáo về NƯỚC TĂNG LỰC STING ĐƯỢC LÀM TỪ DÂY TÂY ĐỎ. Đó chính là làm truyền thông thương hiệu.

    [​IMG]

    Quảng cáo Sting là một ví dụ của Truyền thông thương hiệu

    Truyền thông thương hiệu chỉ nên được áp dụng trong khoảng thời gian ngắn khi bắt đầu xây dựng thương hiệu vì nếu áp dụng quá dài sẽ gây phản cảm đối với người xem vì những lí do sau:

    • Sản xuất nội dung thông tin về Brand: Xuyên suốt quá trình chỉ là những thông tin về thương hiệu, quá trình hình thành, sản phẩm, và dịch vụ … nhưng hầu hết những thông tin đó đều không có tạo ra những nội dung có giá trị cho người đọc
    • Nội dung thuần túy Quảng cáo: Hãy xem những quảng cáo trên tivi về các thương hiệu trên Tivi bạn sẽ thấy rõ điều đó
    • Phân phối nhiều kênh Media: Tivi, Youtube, quảng cáo ngoài trời … những nơi mà hạn chế tương tác tiếp nhận những ý kiến của khách hàng… Giống như trên Tiv, quảng cáo của Sting hơi phi lý nhưng chẳng ai phản bác lại cả
    • Truyền tải (hình ảnh về brand, thông tin về brand): Đây chính là mục đích của hoạt động truyền thông.
    • Gồm 2 chiến dịch (Above the line, Below the line)
      • Above the line: Khuếch trương thương hiệu nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài.
      • Below the line: Tạo các sự kiện ngắn hạn để phát triển kênh phân phối mới, kích hoạt thương hiệu con, ra đời sản phẩm mới.
    • Tiếp thị nội dung
      Là một chiến lược dài hơi, đòi hỏi có sự đầu tư về thời gian và con người nhằm tạo ra những sản phẩm (content marketing) có giá trị với người đọc. Thông qua các nội dung đó để khách hàng tin tưởng thương hiệu và nuôi dưỡng các cơ hội kinh doanh trong tương lai

      [​IMG]
    • SX nội dung giá trị cho Khách hàng: Ví dụ một cửa hàng kinh doanh hoa tươi, nhưng luôn có những bài chia sẻ những bài viết về cách cắm hoa, ý nghĩa của loài hoa, tặng hoa cho ai vào dịp gì … đính kèm logo bé bé xinh xinh của thương hiệu hay thông điệp nhẹ nhàng của thương hiệu là có thể đi sâu vào tiềm thức người đọc
    • Thu hút chú ý Khách Hàng: Từ những bài chia sẻ về hoa thì khách hàng yêu thích hoa, có nhu cầu mua hoa hay có mối quan tâm về hoa sẽ dành thời gian để theo dõi những thông tin về thương hiệu. Khi họ cần dịch vụ sẽ tìm đến doanh nghiệp của bạn
    • Truyền tải thông điệp: Ở đây chính là những thông điệp ngầm đi kèm trong từng bài viết có nội dung được chia sẻ. Đôi khi chỉ là những hastag đơn giản nhưng hiệu quả lại vô cùng cao.
    Ví dụ bạn bán hàng về những sản phẩm quà lưu niệm, trong những bài chia sẻ có thể chèn một câu thông điệp ngắn như “Hãy để Nanado Shop for Doraemon giúp bạn có một món quà ưng ý nhất”

    • Phân phối nhiều kênh Media (Owned Media, Paid media, Earned Media): Đây là những bài viết mang lại giá trị cho người đọc thì bạn không hề bị giới hạn vào khu vực chia sẻ từ trang cá nhân, fanpage, diễn đàn …
    Để có thể định vị thương hiệu đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi doanh nghiệp cần hoạch định cho mình những chiến lược phù hợp với từng khoảng thời gian nhất đinh. Hạn chế tối đa những nhập nhằng không cần thiết mang lại khó chịu cho người đọc cũng như cố gắng xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh trong lòng người tiêu dùng thì cơ hội kinh doanh luôn luôn được mở rộng.

    Nguồn: Thegioiseo.com

    >>>Xem Thêm: Nước ép bí đao gây ung thư
     
    Last edited by a moderator: 23/6/17
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. hoaianh1102 Thành Viên

    Số bài viết: 8
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Công nhận cả 2 vấn đề này nghe thì có vẻ khá giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau, cám ơn bác threads đã chia sẻ cho anh em 1 bài viết tâm đắc, ý nghĩa như thế này! Vote cho bài viết lên top