Quy tắc để có mối quan hệ tốt với cấp trên

Thảo luận trong 'Quan hệ lao động' bắt đầu bởi pink, 21/10/16.

Đã xem: 868

  1. pink Thành Viên

    Là nhân viên ai cũng có một hay nhiều hơn các vị sếp quản lý công việc cũng như thời gian tại công sở của mình. Tạo dựng được mối quan hệ tốt với sếp là một việc mà hầu như nhân viên nào cũng muốn thực hiện nhưng không phải ai cũng làm được. Vậy, để xây dựng được mối quan hệ tốt với người trực tiếp gây ảnh hưởng đến công việc của bạn - là sếp, chúng ta nên làm thế nào?

    1. Chú ý lắng nghe

    Khi nói chuyện hoặc họp với cấp trên, nhiều nhân viên cảm thấy rất căng thẳng do phải chú ý xem sếp có phê phán hay kiểm điểm mình hay không mà quên mất nội dung chính sếp đang nhắc tới. Chính vì thế, sau khi nói chuyện, rất nhiều người thắc mắc và lo lắng không hiểu sếp vừa nói gì, phân công cho mình làm việc gì vv và vvv…. Vô hình trung, sự căng thẳng quá độ khi nói chuyện với sếp lại làm hại chính bản thân bạn. Vậy phải làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên?

    Khi nói chuyện với sếp, bạn hãy giữ một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng, không nên quá lo lắng và căng thẳng. Khi nói chuyện, bạn nên nhìn thẳng vào sếp, tránh cả buổi chỉ ngồi cúi mặt nhìn xuống đất mà không có ý kiến gì. Hãy lắng nghe kỹ những lời cấp trên nhắc nhở hoặc dặn dò, nếu cần thì bạn nên ghi lại một cách cẩn thận để sau đó thực hiện một cách hoàn chỉnh. Nếu có chỗ nào khúc mắc chưa hiểu, thì nên hỏi lại một cách cặn kẽ, tránh trường hợp dặn một đằng nhưng lại làm một nẻo.

    2. Nhanh nhẹn và linh hoạt

    Thời gian chính là sinh mệnh, là bảo bối của những nhà quản lý. Vì thế làm việc một cách nhanh nhậy và linh họat cũng là một trong những yếu tố cơ bản giúp bạn thành công trong công việc. Không một vị sếp nào lại muốn tuyển chọn một nhân viên làm gì cũng lề mề và chậm chạp và phải nhắc nhở nhiều lần thì mới nhớ.

    Một nhân viên nhanh nhậy có thế phản ứng và xử lý linh họat các tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Điều này không những rất có lợi cho công việc của nhân viên đó mà còn đem lại lợi ích cho cả công ty. Chính vì thế, một nhân viên làm được việc thường nhận được sự ủng hộ và yêu mến của sếp, mối quan hệ giữa nhân viên và sếp cũng từ đó trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Khi làm tốt được công việc của mình bạn mới có đủ tự tin để nói chuyện và làm việc với cấp trên mà không cảm thấy quá căng thẳng hay lo lắng.

    3. Luôn duy trì ấn tượng tốt về cấp trên

    Để tạo một mối quan hệ lâu dài và bền vững, bạn nên có những ấn tượng tốt về sếp của mình. Mặc dù cũng giống như nhiều người khác, sếp của bạn cũng có vô số những khuyết điểm mà hằng ngày bạn đều nhìn thấy như: hút thuốc, uống rượu hay nóng tính ….nhưng nếu chỉ nhìn vào những khuyết điểm đó để đánh giá con người thì đó hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.

    Duy trì hình ảnh về một vị sếp năng động và thân thiện là một việc làm tốt với mọi nhân viên. Như thế bạn sẽ có động lực và tấm gương tốt trong công việc để học tập và noi theo. Mối quan hệ nếu được dựa trên những ưu điểm thì sẽ bền vững và thân thiện hơn rất nhiều. Hãy cố gắng để nhận ra ưu điểm của mọi người hơn là “bới lông tìm vết” để “tra” ra những nhược điểm của họ.

    4. Chăm chỉ làm việc và luôn lạc quan.

    Khi bạn làm việc dưới quyền một vị sếp thành công thì bạn cũng phải cố gắng và nỗ lực hơn rất nhiều trong công việc của mình. Một là bạn phải chứng tỏ bản thân mình rất xứng đáng để làm việc dưới quyền của sếp tài gỏi như vậy , hai là vị sếp thành công nào cũng muốn sức làm việc của nhân viên ít nhất cũng phải ngang mình.

    Chính vì thế bạn nên xóa bỏ các cụm từ luôn cố hữu trong công việc như: khó khăn, vất vả, ngăn cản… ra khỏi tâm lý mà nên thay thế bằng các cụm từ như: cố gắng, chăm chỉ, thành công…Hãy cố gắng tạo ra tâm lý lạc quan, vui tươi khi làm việc, đừng vì thất bại mà cảm thấy mọi việc đều trở nên đen tối. Qua những hành động đó, sếp sẽ hiểu bạn là một người luôn biết khắc phục khó khăn, đồng thời luôn có thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Một người như vậy, không ai không muốn kết bạn, kể cả cấp trên của bạn.

    5. Luôn thực hiện đúng lời hứa

    Giữ đúng lời hứa là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết khi bạn thực hiện bất kỳ công việc gì. Việc giữ đúng lời hứa cũng giống như bạn giữ gìn uy tín và danh dự của bản thân mình và uy tín của công ty - trong đó có sếp của bạn.

    Việc giữ đúng lời hứa cũng chứng tỏ bạn là một nhân viên đáng tin cậy và có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Một nhân viên như thế liệu sếp không để mắt tới chăng? Mối quan hệ nếu được xây dựng trên lòng tin và sự tin tưởng cũng sẽ bền vững hơn rất nhiều.

    6. Hiểu sếp của mình

    Là một nhân viên tốt và thực sự quan tâm tới sếp thì những việc tưởng chừng không liên quan gì đến công việc như: sếp thích ăn gì, thích làm gì, ghét cái gì ?… bạn cũng nên biết qua. Còn với những vấn đề trực tiếp liên quan đến công việc như: kế họach trong công việc tương lai của sếp như thế nào? Mục đích làm việc của sếp là gì? Khó khăn hiện nay đối với công việc của sếp như thế nào…thì cần phải nắm rõ. Như vậy bạn mới chia sẻ được gánh nặng mà sếp đang gặp phải.

    Mọi sự nghi kỵ, ghen ghét của cấp dưới với cấp trên sẽ không còn tồn tại nếu bạn hiểu những trách nhiệm mà cấp trên của mình đang phải gánh vác. Bạn sẽ cảm thông và chia sẻ hơn với người mà nếu những nhân viên khác nhìn vào đều nghĩ rằng đó là biểu tượng của sự thành công và giàu có. Hiểu và cảm thông với công việc của sếp cũng sẽ làm cho mối quan hệ đồng nghiệp trỏ nên bền chặt hơn.

    7. Giữ đúng khoảng cách.

    Mặc dù quan hệ giữa sếp và bạn có thân thiết đến mức nào thì đó cũng là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Không phải vì bạn hiểu sếp hay thông cảm cho sếp mà lại có tình cảm quá ư thân thiết hay có những hành động bỗ bã như những người bạn với nhau. Hơn nữa có rất nhiều nhân viên vì có quan hệ tốt với cấp trên của mình lại luôn tỏ ra lên mặt hay kiêu ngạo với nhân viên khác. Đây là một hành động cấm kỵ trong quan hệ với đồng nghiệp.

    Hãy luôn giữ đúng khoảng cách trong mối quan hệ với cấp trên. Làm được như vậy bạn sẽ không bị mang tiếng là lợi dụng sự tín nhiệm của cấp trên để mưu lợi riêng cho cá nhân. Hơn nữa việc tạo khoảng cách trong mối quan hệ này cũng làm cho cấp trên đánh giá bạn cao hơn về tính trung thực và tình cảm thực sự của bạn chứ không phải do xuất phát từ lợi ích cá nhân.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. taihv.qthl Thành Viên

    Số bài viết: 13
    Đã được thích: 4
    Điểm thành tích: 3
    Web:
    nên bổ sung 1 quy tắc nữa là chủ động trong công việc, đưa ra các sáng kiến trong công việc. Hầu hết các nhà quản lý đều muốn nhân viên của mình như thế này. :D
     
    NgocHueHR thích bài này.