Review Nhạc Kịch Bóng Ma Trong Nhà Hát

Thảo luận trong 'Toàn quốc' bắt đầu bởi anhnguyenflypro, 20/10/20.

Đã xem: 145

  1. anhnguyenflypro Thành Viên Đồng

    BÓNG MA TRONG NHÀ HÁT
    The Phantom of The Opera – Bóng ma trong nhà hát
    (bản stage film buổi gala kỷ niệm 25 năm ra mắt tại The Royal Albert Hall, London 2011)
    Nhạc: Sir Andrew Lloyld Webber
    Diễn viên chính: Ramin Karimloo – quý ông của những nốt falsetto đẹp nhiệm màu và Sierra Boggess – người chị khát vọng được hát mọi vai nam trong đời nhưng trời sinh đã là giọng soprano diễm lệ tuyệt trần nhất nhì làng nhạc kịch.
    Review bởi: Cụt đuôi
    Hôm trước đã review cưng chiều cô vợ quân nhân Les Mis rồi nên tiện đà đá sang quả huyền thoại doanh thu này luôn nhân ngày chẳng-có-hứng-làm-bất-kỳ-cái-gì :)))
    Lưu ý: POTO là nhạc kịch đương đại không phải opera!!! POTO là nhạc kịch đương đại không phải opera!!! POTO là nhạc kịch đương đại không phải opera!!!
    Không nhớ nổi đã bao nhiêu người từng nói với tớ rằng họ đến với nhạc kịch bắt đầu từ POTO rồi nữa, bản thân tớ mặc dù đã nghe nhạc kịch từ trước đấy rất lâu với những kinh điển Broadway 20s-40s, nhưng cũng phải đến POTO 2011, tớ mới được xem một vở nhạc kịch chân chính hoàn chỉnh. Có thể nói, với những lớp người trẻ sinh từ năm 80 trở đi, POTO là chương nhập môn đến với thế giới nhạc kịch mà về sau, có thể bạn sẽ biết đến nhiều hơn, thích nhiều vở nhạc kịch khác hơn, tình cảm dành cho POTO phai nhạt dần, nhưng đây vẫn sẽ mãi là một huyền thoại in sâu trong tâm trí bạn mà bạn không thể phủ định sự vĩ đại của nó. POTO đã định hình ranh giới giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc đương đại, nghệ thuật kể chuyện bằng lời ca sân khấu, với sự yêu cầu cao độ về cả thanh nhạc lẫn diễn xuất, kèm theo đó là sân khấu hoành tráng nhắc nhở ta về một thời huy hoàng khi những câu chuyện diễn ra trực tiếp ngay trước mắt bằng bộ môn nghệ thuật kể chuyện đáng kính trọng hàng đầu thế giới.
    POTO được sir Andrew Lloyd Webber chuyển thể từ cuốn truyện kinh dị cùng tên của nhà văn Pháp Gaston Leroux (Nhã Nam từng xuất bản rồi này), công diễn lần đầu tại West End London vào năm 1986 và đã lập tức đem lại thành công vượt ngoài mong đợi, nâng Webber lên vị thế “đại thần” làng nhạc kịch. Thực ra đây không phải phiên bản nhạc kịch duy nhất của câu chuyện này, nhưng chắc chắn là bản lãng mạn nhất, bởi vậy nên cũng dễ được công chúng đón nhận nhất. Khác với cái tầm vĩ mô của những Les Mis hay Hamilton, cốt truyện của POTO khá đơn giản và thậm chí là hơi cũ kỹ, quá trình phát triển, diễn biến tâm lí nhân vật cũng không có gì quá phức tạp lắt léo, sâu xa thâm thúy. POTO khá bộc trực, dứt khoát, đánh đâu trúng thẳng đó chứ khỏi phải nghĩ nhiều, xem đúng là để thuần thưởng thức luôn.
    Chuyện lấy chồng quyền thế là thế này: Ở nhà hát Opera Populaire Paris có một ông chủ ngầm, một thiên tài giỏi từ khoa học đến nghệ thuật mang hình hài của một con quái vật xấu xí, ngày ngày đeo mặt nạ thoắt ẩn thoắt hiện xuất quỷ nhập thần trong nhà hát, được gọi là Bóng Ma. Ông ta có một quá khứ đau khổ, bị tất cả mọi người ruồng bỏ xa lánh, nguyền rủa xua đuổi, thậm chí là cả mẹ ông ta, thành thử tâm lí của ông này khá là u ám, méo mó, máu lạnh, giết người như ngóe. Vẻ đẹp duy nhất của Bóng Ma có lẽ là ở nghệ thuật và chỉ ở nghệ thuật. Ông ta dạy hát cho một cô bé hát bè trong dàn hợp xướng của nhà hát, tên là Christine, dưới danh nghĩa “thiên thần âm nhạc” do người cha quá cố của cô bé gửi đến. Giọng hát của Christine là di sản vĩ đại nhất của Bóng Ma, lời ca của cô đại diện cho sự hiện hữu của âm nhạc do Bóng Ma sáng tác. Bóng ma dìu dắt, trân trọng Christine, và khi thời cơ chín muồi, Bóng Ma nâng đỡ Christine vụt sáng, trở thành prima donna, tức nữ nghệ sĩ opera diễn chính, của nhà hát. Nhưng đồng thời Bóng Ma cũng ôm lòng chiếm hữu mãnh liệt dữ dội với Christine, bởi vậy nên khi Christine phải lòng cậu bạn năm xưa nay đã trưởng thành, Bóng Ma ghen tuông lồng lộn, tìm mọi cách đoạt lại Christine về bất chấp mọi con đường, bất kể giết bao nhiêu người. Chuyện về sau là quá trình tranh giành người đẹp giữa Bóng Ma và cậu tình nhân trẻ trâu của Christine, qua đó, Bóng Ma học được thế nào là vị tha và hi sinh, buông bỏ sự ích kỷ và tàn nhẫn của mình dưới sự cứu rỗi thiện lương của Christine. Hết.
    Với một cốt truyện như vậy, điều quan trọng làm nên thành công của POTO là cách mà sir Webber chọn để kể câu chuyện, hai nguyên liệu chính được ông sử dụng là chất opera cổ điển đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc thượng thừa kết hợp với màu sắc pop rock hiện đại, phá cách và táo bạo – đây là đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc của Webber, quý ngài đại thần làng soạn nhạc Anh quốc luôn thích mày mò hòa trộn xưa và nay thành một hỗn hợp tuyệt diệu không-đá-nhau-một-miếng-nào-hết. Nhân vật của POTO là thử thách diễn xuất bằng giọng hát mẫu mực, với một Bóng Ma u ám, ma mị, gợi cảm và một Christine trong sáng thiện lương với giọng ca được trau dồi điêu luyện, xứng với thứ nghệ thuật mê hồn của Bóng Ma. Vai Christine ban đầu vốn được Webber viết cho người vợ khi đó của mình, nàng thơ Sarah Brightman của ông, một soprano được huấn luyện hàn lâm kỹ lưỡng, về sau thì hai người ly hôn làm bạn bè Nhưng tớ không hề thích giọng hát và cách diễn của Sarah Brightman một tí nào hết, dù rằng tớ phải công nhận sự thành công của POTO mang rất nhiều ảnh hưởng từ bà. Trái lại, bản POTO năm 2011 do Ramin Karimloo và Sierra Boggess diễn chính sẽ luôn nằm ở vị trí hàng đầu của tớ khi nói về vở nhạc kịch này, mà sau đây, xin phép cho tớ được fangirling hai anh chị
    Các cậu biết cái cảm giác khi nghe một giọng hát mà nó đẹp và choáng ngợp đến mức làm tim cậu bị chấn động như là nó muốn tan vỡ ra không? Đó chính là cảm giác của tớ khi lần đầu nghe POTO 2011 đấy ạ, nó thần thánh khủng khiếp, đến từ sự nghiêm cẩn trong từng nốt nhạc khi cất lời, mà cứ mỗi lần nghe lại là tớ lại nổi hết da gà da vịt lên. Chuẩn mực thanh nhạc ư? Chẳng cần phải nghe xa vời đến tận opera cổ điển của Mozart hay Puccini gì đâu, nó ở ngay đây này quý vị, chính là cái bản POTO này đây.
    Như tớ đã nói ở trên, câu chuyện của POTO có quan hệ mật thiết với bộ môn opera, bởi vậy nên yêu cầu kĩ thuật thanh nhạc của các diễn viên chính đều rất cao. Ramin Karimloo, cái tên sẽ được nhắc đến trong mọi danh sách những Bóng Ma xuất sắc nhất, giọng anh thật sự lột tả được vô cùng chính xác vai diễn này mà bao nhiêu lời khen cũng đều là không đủ, nó đẹp, nó gợi tình, nó huyền ảo, nó ác ra ác, nó đau ra đau, nó ích kỷ giận dữ đến tột cùng và khi buông tha, nó như một hơi thở dài miên man bất tận. Karimloo hát những nốt trầm của quãng giọng baritone vững vàng chắc chắn, và khi lên những nốt falsetto nhẹ bẫng như gió mây, anh cũng có thể kiểm soát được nó hoàn hảo, như là cái cách Bóng Ma dẫn dắt và kiểm soát Christine vậy, nó vừa mơ màng, vừa độc hại, vừa khao khát, vừa cuồng si, mà chỉ nghe thôi là khán giả, không, thính giả, có thể hiểu được vì sao Christine tôn sùng Bóng Ma đến thế. Để cái link nhạc lẻ bài Music of the night trích trong bản stage film ra ở đây để chứng minh này:
    Sóng vai cùng Ramin Karimloo là Sierra Boggess. Cho đến thời điểm hiện tại, tớ có thể nói ra một số cái tên Bóng Ma khác ngang ngửa tài hoa với Karimloo nhưng với Christine, tớ chỉ có một cái tên duy nhất, đó là Sierra Boggess. Khi mà chị cất tiếng hát, mỗi một lần chị cất tiếng hát, ở đó là sự nghiêm cẩn đến từng chi tiết mà qua đó, người ta có thể nhìn thấy sự trân trọng của chị đối với nghề diễn, với vai diễn, với việc hát và tài năng của chính mình. Giọng của Sierra rất vintage, rất hợp với phong cách Broadway những năm 20s-40s thế kỷ trước, cao, có một độ dày nhất định, xử lí nốt nhạc tròn trịa đâu ra đấy, truyền tải cảm xúc đúng điệu, hát mà khiến người ta phải khâm phục, không nhìn thấy bất kỳ sự cố sức nào. Sierra gần như chưa bao giờ bị lép vế trước bạn diễn, bất kể người diễn đối đông hơn bao nhiêu, song, điều khiến chị trở nên quý giá hơn là, bản thân chị luôn rất có ý thức tôn vai cho bạn diễn chứ chưa từng lấn át ai, cách diễn tế nhị và duyên dáng cực kỳ, làm tớ thật sự không thể ngừng ngưỡng mộ và yêu mến. Trời ơi, viên ngọc quý giá này phải được giữ gìn cẩn thận và nhân giống quý vị ạ :’( Chính trong cái link Music of the night kia cũng đã thể hiện cái sự tôn vai bạn diễn của Sierra rồi ấy, cả bài không có một line nào là của chị nhưng động tác, biểu cảm của chị khớp với từng câu từng chữ Ramin hát, góp phần nhấn mạnh sự mê hoặc của Bóng Ma đối với Christine. Với lại, chemistry của hai người này mãnh liệt khủng khiếp, kiểu wow, xem xong câm nín luôn, the best of all time.
    Bonus cái stage encore đợt diễn kỷ niệm 25 năm 1 Christine vs 4 Phantoms để chứng minh cho sự không-thể-bị-lấn-át của chị mình Và cả chemistry đỉnh cao của Rierra nữa (ừ, cái người nào có chemistry đỉnh nhất với chị thì là Ramin ha chứ buổi hôm này ảnh không đóng chính)
    Tóm lại, đến giờ, tớ không còn được tính là fan của POTO nữa rồi, nhưng mà nếu để nói chuyên sâu về POTO thì tớ vẫn có thể nói 3 ngày 3 đêm luôn :))) (với Hamilton thì nói cả năm cũng chưa hết nhá). Khuyến khích nếu muốn làm quen với nhạc kịch boss là nữ phụ thì nên xem vở này trước tiên.
    Hồi trước tớ xem vietsub xịn xò của bên Hội Những Người Yêu Nhạc Kịch nhưng mà hình như kể từ khi khởi động chuỗi chương trình khi-nào-có-hứng-thì-stream-một-buổi thì bên ấy xóa mất cái link xem vietsub rồi hay sao í, cơ mà tớ mò được hàng kênh này có vẻ cũng ok (link xem ghép vào vở nằm ở dưới description box nhé, down được về đấy):
     
    Giá nấm cây lim xanh thật
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook