Tài liệu học seo web (2): Từ A đến Z những điều biết khi tối ưu thẻ Meta Discription

Thảo luận trong 'Tài liệu Seo' bắt đầu bởi NhuQuan, 9/3/16.

Đã xem: 777

  1. NhuQuan Thành Viên Tích Cực

    Meta Discription là thẻ rất quan trọng khi tối ưu hóa website. Google coi thẻ này là một bài viết tóm tắt toàn bộ nội dung trang web và xác định cả key word của web.

    Dưới đây là tất cả kiến thức về thẻ Meta discription bạn cần nắm được để vận dụng tốt trong khi seo.
    meta.png

    Điều cấm kỵ: Thường xuyên thay đổi nội dung của thẻ meta description trong 1 bài viết.

    Mã code thẻ meta description có dạng:

    <META NAME="Description" CONTENT="informative description here" />

    Tại sao google tại quan tâm đến thẻ Meta Discription?

    Các công cụ tìm kiếm thường ưu tiên lựa chọn thẻ meta description để phản ánh đúng nội dung của website tìm kiếm. Trên một website, thẻ này (nếu có) sẽ cung cấp khái quát nội dung của đường dẫn URL, làm tăng tỷ lệ nhấp chuột vào website của bạn mà không gây ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm.

    Đối với người dùng, Meta description sẽ giúp họ tìm được kết quả chính xác hơn, tránh việc tìm đi tìm lại dẫn đến tốn lưu lượng web.

    Bạn nên biết rằng, nếu thẻ meta description của trang web chứa dãy từ khóa sẽ có ít khả năng được hiển thị so với các thông tin khác như 1 snippet.

    Phương pháp để tạo thẻ meta description chất lượng

    Mỗi trang nên tạo một description khác nhau

    Việc sử dụng cùng một nội dung thẻ meta cho tất cả các trang không có lợi cho seo. Đối với trường hợp này, thuật toán của google sẽ không ưu tiên hiển thị meta description. Bạn cần dành thời gian tạo các mô tả khác nhau, đúng nội dung cho từng trang. Sử dụng thẻ meta chính ở cấp độ tên miền cho trang chủ, sau đó áp dụng mô tả cấp độ trang cho phần còn lại.

    Nếu bạn không có thời gian để tạo ra các mô tả riêng, ít nhất cũng nên tạo mô tả riêng cho đường dẫn URL quan trọng như trang chủ chẳng hạn.

    Thẻ meta description phải chứa các thông tin quan trọng

    Không nhất thiết bạn phải sử dụng các câu đúng cấu trúc trong thẻ này, bạn có thể thêm một số cấu trúc dữ liệu liên quan đến trang. Các thông tin trong phần này vừa làm nhiệm vụ thu hút người dùng vừa được sử dụng như một snippet.

    Lập trình tự động thành lập phần mô tả

    Đối với các trang có cơ sở dữ liệu lớn, việc viết mô tả thủ công khá vất vả và khó khăn. Trong trường hợp này, việc tạo tựu động phần mô tả rất thích hợp. Tất nhiên, bạn đừng biến nội dung của chúng có tính chất spam là ổn.

    Mô tả đúng… mô tả

    Điều cuối cùng bạn cần chắc chắn rằng phần mô tả của bạn là để mô tả. Chức năng của phần này rất riêng biệt, tuy ngắn nhưng vô cùng quan trọng khi tối ưu website. Nhiều người thường bỏ qua việc chăm chút mô tả chất lượng, chỉ tập trung vào phần nội dung. Bạn nên nhớ rằng, mô tả không xuất hiện trực tiếp đến người dùng nhưng nó lại xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm. Do vậy, nếu phần mô tả không có chất lượng tốt, bạn có thể mất đi nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng.

    Tóm lại: Đừng bao giờ xem thường chức năng của thẻ meta description. Chỉ một nỗ lực nhỏ thôi, tạo ra một phần mô tả có chất lượng tốt là bạn đang từng bước tiến gần hơn về phía người dùng. Một website chất lượng, không bao giờ hàm chứa những mô tả cẩu thả!

    >>>XEM THÊM: Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh ung thư máu
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. 4ntyLov3 Thành Viên

    Số bài viết: 10
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 3
    Mình còn thấy cao thủ chèn được search box trong description hay thật đấy
     
    ThamHa thích bài này.
  3. nguyentrungkien Thành Viên Tích Cực

    Số bài viết: 60
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 6
    mình ko hiểu sao tụt top nhanh lắm ý
     
  4. vanvan Moderator

    Số bài viết: 6
    Đã được thích: 3
    Điểm thành tích: 3
    Vui lòng đóng góp cho cộng đồng trước khi nhận từ cộng đồng bạn nhé. Các comment của bạn không có giá trị gì.
     
  5. XenLotus Thành Viên

    Số bài viết: 19
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Có nhiều site như mìnhbieết fix cứng thẻ mô tả cũng như các thẻ heading thì phải làm sao?