Tìm hiểu về bệnh ung thư thực quản

Thảo luận trong 'Y dược đời sống' bắt đầu bởi kienthucthaisan, 11/4/19.

Đã xem: 262

  1. kienthucthaisan Thành Viên

    Ung thư thực quản là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh ung thư thực quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện và tỷ lệ chữa khỏi bệnh...

    Ung thư thực quản là gì?
    Thực quản là ống cơ lớn dài khoảng 25 cm nối miệng với dạ dày. Thực quản được chia làm 3 phần gồm thực quản trên, thực quản giữa và thực quản dưới. Ung thư thực quản bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào lót tại bất kì vị trí nào ở thực quản.

    Ung thư thực quản được chia thành hai loại chính:

    Ung thư tế bào vảy: thường xảy ra ở đoạn giữa thực quản. Đây là loại ung thư phổ biến nhất.

    Ung thư tế bào tuyến: bắt đầu trong các tế bào tuyến tiết chất nhầy thực quản, thường xảy ra ở phần dưới thực quản.
    >> khám cường giáp ở đâu
    [​IMG]

    Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
    Ung thư thực quản là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này tới nay vẫn chưa có kết luận cụ thể.

    Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
    • Người trên 40 tuổi, là nam giới có uống rượu và hút thuốc lá
    • Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều nitrosamin như dưa cà muối; chế độ ăn ít rau củ quả, nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
    • Mắc các bệnh lý ở thực quản như viêm dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, loét hẹp đoạn dưới thực quản hoặc nhiễm HPV.
    • Tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản
    • Mắc một số bệnh ung thư khác ở vùng đầu mặt cổ như khoang miệng, vòm họng, thanh quản...
    • Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư thực quản nêu trên cần chủ động tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện sớm bệnh.
    [​IMG]

    Ung thư thực quản triệu chứng
    Với ung thư thực quản, người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
    • Nuốt nghẹn với thức ăn đặc, sau tăng lên với thức ăn lỏng
    • Đau rát họng kéo dài
    • Đau vùng ngực, lưng, đau hai bên bả vai
    • Buồn nôn và nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây viêm đường hô hấp kéo dài, có trường hợp nôn ra máu.
    • Tiết nước bọt nhiều
    • Khàn tiếng kéo dài
    • Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
    • Cách phát hiện bệnh ung thư thực quản
    Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư thực quản, người bệnh cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Qua thăm khám lâm sàng, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác:

    Chụp X quang thực quản: trước khi chụp X quang, bệnh nhân sẽ được uống chất bari để cho hình ảnh thực quản rõ nét nhất. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các tổn thương trong lòng thực quản như các vết loét, hẹp thực quản, khối u cục…

    Nội soi thực quản kết hợp sinh thiết: là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán ung thư thực quản. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có đường kính nhỏ, đầu có gắn camera đưa qua đường mũi hoặc họng xuống thực quản để quan sát. Nếu xuất hiện polyp thực quản hoặc mô nghi ngờ sẽ chỉ định sinh thiết để xác định tính chất khối u.
    [​IMG]

    Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT: đây là phương pháp có thể phát hiện mức độ lan rộng của các tế bào ung thư, có giá trị trong lên phác đồ điều trị bệnh.

    Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9

    Ung thư thực quản chữa được không?
    Cũng giống với các bệnh lý ung thư khác, ung thư thực quản có thể điều trị được. Tuy nhiên điều trị như thế nào và tỷ lệ chữa khỏi là bao nhiêu cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người.

    Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
    Phẫu thuật: bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ thực quản có khối u, lấy hạch lympho gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối thẳng với dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải đặt stent thực quản - ống kim loại nhỏ giữ có thực quản không bị hẹp, giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

    Hóa trị: bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc hóa chất, truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa chất được truyền đi khắp cơ thể nên có thể gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, thiếu máu... Hóa trị có thể được kết hợp với phẫu thuật và xạ trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư thực quản.

    Xạ trị: đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng có khối u nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

    [​IMG]

    Ung thư thực quản sống được bao lâu?
    Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị ung thư, giai đoạn tiến triển bệnh…

    Bác sĩ đưa ra tiên lượng sống 5 năm – thời gian sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh để dự đoán cơ hội sống cho người bệnh. Cơ hội sống cao nhất cho bệnh nhân ung thư thực quản là 60 - 70% ở giai đoạn sớm; ở giai đoạn II bệnh nhân có khoảng 30% sau 5 năm; giai đoạn III khoảng 15% và đến giai đoạn cuối cơ hội sống giảm chỉ còn khoảng 10%.

    Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện có hợp tác chuyên môn với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore nhằm mang lại cơ hội sống cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư với phác đồ chuẩn 100% Singapore.
     
    Tin nấm gỗ lim xanh rừng
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook