Tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Thảo luận trong 'Y học' bắt đầu bởi vumantuan8493, 28/3/19.

Đã xem: 534

  1. vumantuan8493 Thành Viên Tích Cực

    Thoái hóa khớp gây đau và nhức khớp từ đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau khớp lại càng tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bệnh nhân không được thoải mái khi ngủ.

    • Tăng cân
    Đau và cứng các khớp có thể làm bệnh nhân ngại vận động hơn. Viêm khớp cũng có thể làm giảm khả năng tập thể dục, ngay cả việc đi bộ. Không thường xuyên vận động sẽ làm bệnh nhân dễ cảm thấy buồn bực, mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến bệnh nhân tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch…

    • Gout
    Thoái hóa khớp có thể làm phát sinh bệnh gout. Vì thoái hóa khớp thường làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gout và đau cấp tính. Gout thường xuất hiện ở ngón chân cái.

    • Chứng vôi hóa sụn khớp
    Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sự thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối gây vôi hóa khớp. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng của thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động sẽ gây ra các cơn đau cấp tính.

    • Lo âu và trầm cảm
    Theo một nghiên cứu về sự liên quan giữa lo âu, trầm cảm với chứng thoái hóa khớp thì các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.


    Thoái hóa khớp là một loại bệnh mạn tính về các khớp xảy ra chủ yếu ở người trung niên và người lớn tuổi. Đây là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, có xảy ra phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.

    Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt xương có tác dụng che chắn và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương. Thoái hóa khớp (viêm khớp thoái hóa) là tổn thương thường gặp nhất trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau.
    Xem thêm: https://tuanruoi93.wixsite.com/mysite/blog/9-biểu-hiện-thoái-hóa-khớp-vai-dễ-nhận-biết
    Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên mỏng đi và xù xì khiến cho khớp không thể hoạt động tốt. Phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc bị giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

    Ở những trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh vô cùng đau đớn khi vận động.

    Dấu hiệu dễ thấy khi bị thoái hóa khớp: đau nhức các khớp, khả năng vận động hạn chế, các khớp xương biến dạng, có tiếng lạo xạo khi cử động các khớp, sưng khớp…

    Các biến chứng của thoái hóa khớp

    Ngoài ra, còn có một số biến chứng thoái hóa khớp khác ít gặp hơn như:

    • Hoại tử xương
    • Gãy xương do áp lực
    • Chảy máu, nhiễm trùng trong khớp
    • Tổn thương gân và dây chằng xung quanh các khớp
    • Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống.
    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    • Làm sao để xương khớp khỏe mạnh ở tuổi 30 ?
    • Cách giảm viêm khớp gối bằng các bài tập đơn giản
    Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
    • Tập thể dục ngay khi còn trẻ
    Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ chúng ta cần tập thể dục đều đặn, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác nguy hiểm có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Vận động, tập thể dục thường xuyên và vừa sức để giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Từ đó tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp chắc khỏe sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt, lao động.

    • Duy trì cân năng phù hợp
    Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì. Vì béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên các khớp.

    • Chú ý tư thế
    Nên giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng. Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp, hạn chế sự đè ép không cân đối. Trong tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa do đó lực đè ép lên các khớp sẽ tối thiểu. Đồng thời, tư thế thẳng sinh lý sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm tối đa lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

    • Sử dụng các lực của các khớp lớn trong mang khi vác nặng và tránh quá sức
    Khi mang vác hoặc xách các vật nặng, bạn nên chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Có thể khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như khớp cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm sự hỗ trợ của dụng cụ hoặc nhờ người giúp.

    • Cân bằng giữa nghĩ ngơi và làm việc, thường xuyên thay đổi tư thế
    Cần căng bằng giữa nghĩ ngơi và làm việc bởi các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay làm với một tư thế kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Dù lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook