Trầm cảm sau sinh có tự hết được không?

Thảo luận trong 'Mua bán, rao vặt dịch vụ' bắt đầu bởi cunlonmama, 5/12/22.

Đã xem: 58

  1. cunlonmama Thành Viên Đồng

    Trầm cảm sau khi sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh em bé. Đây là tình trạng người mẹ bị rối loạn cảm xúc, thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trầm cảm sau sinh có tự hết không? Các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc sau sinh tốt hơn nhé!

    [​IMG]


    Trầm cảm sau sinh là như thế nào?

    Trầm cảm sau sinh là hiện tượng người mẹ sau khi sinh nở bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, lo âu quá mức, mệt mỏi hay cảm thấy buồn chán không rõ lý do.

    Hiện tượng này có thể bắt đầu ở bất cứ thời điểm này trong năm đầu sau khi mẹ sinh nhưng hay gặp nhất là trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tỷ lệ chiếm từ 15-20%. Bệnh lý về cảm xúc này rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu bởi biểu hiện không rõ ràng, khó nhận biết, thường chỉ khi bệnh trở nặng thì người thân trong gia đình mới phát hiện ra.


    Hiện tượng trầm cảm sau sinh bao lâu thì hết?

    Hiện tượng mẹ bị trầm cảm sau sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, vậy khi bị trầm cảm sau sinh bao lâu thì hết. Trên thực tế thời gian mẹ dễ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhất trong khoảng từ 3-6 tuần đầu do chưa kịp làm quen với thói quen sinh hoạt và cách chăm sóc con cái, khiến cuộc sống dễ bị đảo lộn và gặp các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên nếu nhanh chóng thích ứng và quen dần, có sự đồng hành của chồng và người thân thì bệnh có thể tự khỏi.

    Rất khó trả lời thời gian cụ thể bị trầm cảm sau sinh bao lâu thì hết, bởi tùy vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ mà thời gian có thể khác nhau. Đa số các ca trầm cảm sau sinh nhẹ sẽ hết sau khoảng từ 1-12 tháng sau khi được phát hiện và can thiệp kịp thời. Với bệnh ở mức độ trung bình và mức nguy hiểm thì cần thời gian lâu hơn tùy thuộc vào ý chí và sự phối hợp của người bệnh trong quá trình điều trị.


    Các biện pháp phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả, an toàn - Mẹ bỉm cần biết

    Sau khi đã biết hiện tượng trầm cảm sau sinh là gì và thời gian trầm cảm sau sinh bao lâu thì hết, các bà mẹ nên có sự chuẩn bị phòng tránh trước bệnh lý nguy hiểm này. Chú ý:

    • Tham gia khóa học tiền sản trong giai đoạn trước và trong khi mang thai là điều cần thiết, đặc biệt với những mẹ sinh con lần đầu. Điều này giúp mẹ gặp gỡ, kết bạn và chia sẻ kiến thức với các bà mẹ khác để chuẩn bị tốt tâm lý trước khi đón em bé chào đời.
    • Người chồng, người thân trong gia đình cần đồng hành với mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Hãy luôn khen ngợi, động viên mẹ bởi những hy sinh vất vả mà mẹ trải qua, giúp cho mẹ luôn giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc vì được quan tâm.
    • Mẹ cần được chia sẻ việc chăm con và việc nhà với người nhà, không nên làm mọi việc một mình để tránh bị áp lực, stress quá độ.
    • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng/ngày để cơ thể sớm phục hồi sau quá trình mang thai và sinh nở vất vả. Dành thời gian cho các sở thích cá nhân ngoài việc chăm con, ở cữ.
    • Mẹ sau sinh nên vận động nhiều hơn, đi bộ, tập yoga hay các môn thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Tránh làm việc quá nặng, bê vác nặng sẽ ảnh hưởng tới cơ thể.




    Nhiều mẹ bỉm sữa cũng rất yêu thích các liệu trình chăm sóc sau sinh tại spa sau sinh uy tín để nhanh chóng hồi phục mà cũng giúp cho tâm trạng vui vẻ, thư giãn nhiều hơn đặc biệt trong giai đoạn sau sinh nhạy cảm về tâm lý, hình thể chưa được phục hồi như ý. Tại đây, mẹ sẽ được các chuyên viên chăm sóc tư vấn kỹ lưỡng về liệu trình hồi phục, thực hiện các bước massage sau sinh, đi đá nóng, ngâm chân thảo dược.. để giảm đau mỏi toàn thân, xả stress, giảm căng thẳng hay chăm sóc dưỡng da để mang tới làn da đẹp rạng rỡ sau sinh. Không chỉ vậy, với liệu trình massage sau sinh còn hỗ trợ giảm béo cho mẹ sau sinh hiệu quả không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú.

    Cuối cùng, chúc các mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và luôn rạng rỡ yêu đời nhé!
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook