Trang của bạn không bị phạt, nội dung trang cần được đánh giá lại

Thảo luận trong 'Kỹ năng xây dựng nội dung' bắt đầu bởi htloveorg, 21/4/18.

Đã xem: 8,528

  1. htloveorg Thành Viên

    Khi lưu lượng truy cập giảm, điều dễ nhất để làm là cho rằng site đang bị phạt, ai đó tạo liên kết xấuhoặc đó là lỗi của đội ngũ kĩ thuật. Nhưng mà đổ lỗi thì chẳng giải quyết được điều gì ở đây cả. Thêm nữa, nhiều "hình phạt" lại không thực sự là hình phạt. Chúng chỉ giống như là chất lượng nội dungcủa website bị giảm.

    Tốc độ trang web của bạn có thể quá chậm. Nội dung của bạn có thể quá đơn điệu, hoặc đơn giản là nội dung đó chẳng chất lượng bằng những site khác đang xếp hạng trên site của bạn. Hoặc có thể, web của bạn rớt hạng là vì những thay đổi trên SERPs.
    [​IMG]

    Nên làm gì khi ở trong tình huống này?
    Điều quan trọng nhất cần làm là bình tĩnh và bắt đầu giải quyết vấn đề.

    Có 3 vấn đề cần xem xét trước tiên:
    1. Tìm hiểu xem cái gì đã đẩy thứ hạng của web xuống thấp hơn (ngay cả khi trước đó bạn đang ở vị trí 1)?
    - Có phải đã có rich snippet mới được thêm vào
    - Có thể vừa có thêm một answer box mới
    - Có thêm nhiều quảng cáo có trả phí xuất hiện

    2. Liệu rằng có trang nào trên site của bạn rơi vào top 100 trong khi lẽ ra nó phải là trang đầu tiên và trong top 5 kết quả tìm kiếm không?
    3. Có phải toàn bộ web của bạn đã bị loại ra khỏi top 100 của kết quả tìm kiếm ngoại trừ thương hiệu của bạn không?

    Nếu trường hợp thứ 3 là nguyên nhân web của bạn giảm lưu lượng, thì có thể website của bạn đang bị phạt. Trang web bị phạt sẽ không được hiển thị trong bất kì kết quả tìm kiếm nào thuộc top 100 dù thực hiện bất kì truy vấn tìm kiếm nào.

    Nếu nguyên nhân giảm lưu lượng rơi vào trường hợp 1, thì thực tế, web của bạn vẫn đang có thứ hạng nhưng do những thay đổi thiết kế của công cụ tìm kiếm nên thứ hạng của bạn bị đẩy xuống thấp hơn hoặc nằm ngoài lưu lượng truy cập.

    Trường hợp thứ 2 là nguyên nhân phổ biến nhất. Một vài nguyên nhân dẫn tới tình huống này là do:
    - Nội dung website của bạn bị trùng lặp
    - Nội dung đơn điệu, xơ xài
    - Các trang trên site cạnh tranh lẫn nhau

    Tin tốt cho bạn là khắc phục cả 3 vấn đề này nói chung là dễ dàng, nhưng đôi khi cũng khá rắc rối.

    Dưới đây bạn sẽ tìm thấy các công cụ tôi sử dụng để khắc phục sự cố nói chung cũng như công cụ tôi đã sử dụng để khắc phục những sự cố vừa nêu trên.

    1. Nội dung site trùng lặp
    Nội dung trùng lặp là khi nội dung chính và dữ liệu meta của bạn giống hệt với một site khác.
    Về mặt kỹ thuật, chúng sẽ có cùng một mã, cùng các nhãn, vv, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào vấn đề ở nội dung trong bài viết trên website.
    Moz, SEMrush, Screaming Frog và Deep Crawl là những công cụ có thể giúp xác định liệu site có bị trùng lặp nội dung hay không bằng cách tìm kiếm những nội dung trùng lặp hoặc quá giống nhau.

    Để khắc phục tình trạng trùng lặp nội dung, điều quan trọng là phải hiểu tại sao nội dung của bạn trùng lặp.
    Để trả lời cho câu hỏi này, hãy bắt đầu bằng những vấn đề sau:
    - Kiểm tra .htaccess của bạn để đảm bảo rằng tất cả các chuyển hướng và các định dạng đều như nhau.
    - Các canonical links được thiết lập thành phiên bản tốt nhất hoặc phiên bản gốc của trang hiển thị.
    - Thẻ meta robot noindex dofollow được thiết lập trên tất cả các phiên bản trùng lặp (nhưng có thể điều này là quá mức cần thiết).

    2. Nội dung sơ sài, đơn điệu
    Nhiều người trong chúng ta nghĩ nội dung trên site của mình thật tuyệt vời, nhưng thực tế là nó mỏng, sơ sài.
    Nếu bạn bị rớt thứ hạng từ vị trí là trang đầu tiên xuống mức không có lượng truy cập, hãy xem lại nội dung trên trang của mình và những gì được hiển thị trong top 10 kết quả tìm kiếm.

    Nhìn vào nội dung đối thủ của bạn và tự hỏi mình:
    - Có phải họ đang đưa ra những câu trả lời, những giải pháp tốt hơn không?
    - Có nhiều hay ít nội dung hơn so với top 10 trước đó?
    - Bảng xếp hạng mới có các nội dung mang tính thông tin, giới thiệu sản phẩm hay nó còn hơn là cả một cửa hàng được hiển thị trên đó?
    - Tốc độ trang ra sao?
    - Phải mất bao lâu để có được một phác họa trang web đầu tiên và bao lâu để sửa lại toàn bộ trang?
    - Họ có thực hiện phân nhóm các schema không?
    - Cấu trúc trang web của họ là gì?

    Tiếp theo bạn cần suy nghĩ làm cách nào để có giải pháp tương tự, nhưng tốt hơn và dễ dàng hơn để hiểu cũng như tiếp cận.
    Nội dung mỏng, sơ sài là vấn đề khắc phục dễ nhất bởi vì việc sửa nó đơn giản.
    Có thể mất vài tháng (đôi khi là một năm) để các công cụ tìm kiếm quay trở lại với nội dung của bạn, nhưng khi bạn làm điều đó tốt hơn và xây dựng một thứ gì đó có chất lượng hơn, thứ hạng website của bạn có thể trở lại và đôi khi còn tăng hạng nhờ vào những snippet hay từ khóa dài có thể hấp dẫn.

    3. Các trang trên site cạnh tranh nhau
    Đây là vấn đề phổ biến nhất và là những gì tôi thấy nhiều nhất.

    Authority Labs là công cụ duy nhất mà tôi biết là có thể hỗ trợ tìm kiếm và giải quyết vấn đề này. Không giống như Moz (hiển thị URL tới tận trang thứ 5) hoặc SEMrush (hiển thị xếp hạng với một URL), Authority Labs theo dõi 100 vị trí hàng đầu và hiển thị thứ hạng của từng URL với cụm từ cụ thể.

    Bạn cũng sẽ nắm được lịch sử các trang nào từ URL của bạn đang được xếp hạng, trang nào mới để xếp hạng đối với các thuật ngữ và cụm từ đó, hoặc trang nào đã biến mất trong bảng xếp hạng.
    Ví dụ: thuật ngữ blue widget của bạn đang có vị trí thứ 2, rồi đột ngột khi bạn thức dậy và rồi chẳng còn lưu lượng nào cả. Đây đúng là cơn ác mộng đối với nhiều công ty hoạt động dựa vào SEO.

    Hãy bắt đầu bằng cách tra cứu từ khóa và xem URL nào đã được sử dụng ở vị trí lưu lượng truy cập. Điều này có sẵn gần như bất cứ nơi nào.
    Tiếp theo, kiểm tra nó đã biến mất khi nào và liệu nó có vẫn đang còn ở đó nhưng chỉ là rơi vào top 100 hay không.
    Sau đó, kiểm tra các URL khác có chứa cụm từ đó nhưng vẫn đang trong bảng xếp hạng và xem nó đang ở vị trí nào.

    Đối với tôi, hầu hết các trang web “phạt nội dung” đều không phải là đang chịu một hình phạt nào cả mà chỉ là vấn đề cạnh tranh và sao chép.

    Có thể các nhãn canonical đã bị mất hoặc ai đó đã post bài lên blog mà nội dung bài post lại không đủ khác biệt so với trang chính và bây giờ cả bài post đó và các trang khác đều trong top 100 chờ để được xếp hạng.

    Nếu bạn thấy một nhóm các URL có chứa cùng cụm từ đó, bạn cần loại những URL không đủ chất lượng hoặc làm lại nội dung với những cái mới hơn để nội dung của chúng là duy nhất, để nó không cạnh tranh với chính trang cốt lõi của website và nó có thể tồn tại riêng.

    Dưới đây là cách tôi phát hiện và giải quyết những vấn đề này.
    - Đặt các từ khoá tôi đang xem xét từ Google Search Console, SEMrush, SpyFu và tài khoản công cụ khác vào tài khoản Authority Lab của tôi và bắt đầu thu thập dữ liệu.
    - Xem có bao nhiêu URL đang hiển thị và chúng ở đâu.
    - Nhìn vào mỗi URL và viết ra chủ đề của trang là gì.
    - Làm một vài nghiên cứu. Truy cập Google Keyword Planner, Quora, và kết quả tìm kiếm trên Google để tạo thành danh sách các topic và các idea độc đáo xoay quanh từ khóa đó trong một chủ đề cụ thể.
    - Bây giờ là lúc phác thảo nội dung các trang mới dựa trên những chủ đề mới tương tự nhau này.
    - Tôi đánh dấu bản phác thảo hoặc bản nháp nội dung bằng liên kết nội bộ để giúp xác định trang nào nói về điều gì và tại sao chúng không nên cạnh tranh nhau.
    - Cuối cùng, tôi bắt đầu thực hiện nội dung và thêm các từ khoá mới vào Authority Labs để xem khi các URL bắt đầu biến mất khỏi từ khóa chính và xuất hiện trong các cụm từ khóa của chúng.

    Nếu nội dung của bạn có tính độc nhất, ngay cả khi nội dung về cùng một sản phẩm, thì vẫn có lí do để Google hay các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng nội dung đó, và bạn giờ sẽ thấy thứ hạng của cụm từ đó tăng lên và không có cạnh tranh với các trang khác.
    Nếu bạn bỏ các trang gốc đã bị ảnh hưởng bởi một trang mới hoặc bởi một bài đăng trên blog, điều đó có thể khiến vị trí xếp hạng lưu lượng trước đó quay lại nhưng trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra.

    Kết luận

    Có thể nhiều lần bạn nghe thấy ai đó nói rằng web của họ "bị phạt" thì đó không hẳn là hình phạt thực sự. Thực ra thì nó là sự sụt giảm chất lượng nội dung của site và trải nghiệm người dùng.

    Nếu tốc độ của site và các trang không phải là nguyên nhân, hãy đào sâu xem xét nội dung của site để xem liệu rằng nguyên nhân có phải ở đó không. Khi tôi giúp đỡ khôi phục thứ hạng website, hầu hết các trường hợp, tôi đều xem xét vấn đề nội dung khi mà kĩ thuật SEO hay backlink không phải là nguyên nhân của tình trạng rớt hạng.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. phaman6 Thành Viên

    Số bài viết: 19
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    "Trang của bạn không bị phạt, nội dung trang cần được đánh giá lại""
    - Nội dung website của bạn bị trùng lặp
    - Nội dung đơn điệu, xơ xài
    - Các trang trên site cạnh tranh lẫn nhau

    cám ơn bạn đã chia sẻ
     
  3. vandoan90 Thành Viên Tiêu Biểu

    Số bài viết: 106
    Đã được thích: 8
    Điểm thành tích: 18
    Web:
    Giờ muốn TOP google thì cái cần chú trọng Nhất vẫn luôn là Nội Dung . Nội dung độc, chất lượng sẽ luôn được ưu tiên, vấn đề là bạn phải biết cách nhận biết nội dung như thế nào mới là chất lượng .

    - 1. Độ dài của bài viết
    - 2. Bài viết độc nhất
    - 3. Outbound link chất lượng
    - 4. Câu cú & Ngữ pháp.
    - 5. Nhiều phương tiện truyền thông
    - 6.Social Share
     
  4. tuantranbk Thành Viên Tích Cực

    Số bài viết: 79
    Đã được thích: 3
    Điểm thành tích: 8
    "- Có phải đã có rich snippet mới được thêm vào"
    Phiền bạn giải thích dùm chỗ này vơi, mình chưa rõ lắm.
    Cảm ơn bạn về bài viết
    Chúc cuối tuần vui vẻ nhé mọi người
     
  5. baohotoandien Thành Viên Tích Cực

    Số bài viết: 57
    Đã được thích: 5
    Điểm thành tích: 8
    thật tình mình cũng không dính mấy cái này nhiều nhưng cho mình hỏi là mình đang thiếu các bài phân nhánh (vd mua hàng tại q1,2,3....). Cho mình hỏi có cần thiết viết những bài như vậy hay không.