Vai trò của khâu viết kịch bản trong quy trình sản xuất truyền hình

Thảo luận trong 'Biên tập Kịch bản, lời bình, phụ đề' bắt đầu bởi PhuongBach, 14/11/16.

Đã xem: 25,858

  1. PhuongBach Thành Viên

    Một chương trình phát sóng trên truyền hình được ví như cơ thể người thì kịch bản là khung xương để tạo dựng chương trình đó. Dựa vào mỗi thể loại chương trình mà kịch bản sẽ được viết theo những tiêu chí khác nhau.

    Quy trình sản xuất một sản phẩm truyền hình

    Quy trình sản xuất một chương trình truyền hình bao gồm các bước cơ bản sau:

    - Xác định chủ đề, đề tài chương trình

    - Nghiên cứu thực tế

    - Viết kịch bản

    - Thực hiện ghi hình

    - Tiến hành dựng chương trình (lồng tiếng, lời bình…) để có được một sản phẩm truyền hình hoàn thiện.

    maxresdefault (1).jpg

    Khái niệm về kịch bản

    Kịch bản được bắt nguồn từ tiếng La Tinh scenario có nghĩa là văn bản kịch bản hay văn bản viết, có tính kịch dùng để chỉ bộ phận cấu thành rất quan trọng nên tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình. Đối với mỗi loại hình văn học nghệ thuật, truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc thù riêng, chính vì thế khái niệm về kịch bản cũng được biến hóa sao cho phù hợp nhất đối với những đặc trưng mà nó sở hữu.

    Viết kịch bản là bước quan trọng mang lại thành công cho sản phẩm truyền hình

    Qua các bước sản xuất truyền hình ta có thể thấy, viết kịch bản là khâu quan trọng nhất trong việc tạo ra một sản phẩm truyền hình hoàn thiện. Đây được ví như kim chỉ nam cho toàn bộ êkip sản xuất chương trình. Bởi, nếu không có kịch bản thì đội ngũ đạo diễn, quay phim, kỹ thuật hậu kỳ sẽ không có cơ sở để làm việc, cũng như thực hiện đúng ý đồ mà chương trình muốn truyền đạt tới khán giả.

    Biên tập viên sẽ là người lên ý tưởng tìm kiếm đề tài, trải nghiệm thực tế cũng như xây dựng kịch bản đồng thời tiếp cận với những nhân vật dự kiến xuất hiện trong chương trình để có thể chuẩn bị bước hậu kỳ một cách tốt nhất. Bước hậu kỳ được chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu thì những bước sản xuất sau sẽ được hoàn thiện một cách nhanh chóng cũng như đạt được hiệu quả cao trong công việc.

    Kichban-H1.jpg

    Trên thực tế, không có một quy chuẩn nào trong việc viết kịch bản cũng như khuôn mẫu chung để áp dụng. Tùy theo tính chất phóng sự, yêu cầu của cơ quan truyền thông mà mỗi kịch bản được trình bày dưới hình thức khác nhau. Tuy nhiên, mỗi kịch bản truyền hình được xây dựng bao gồm các nội dung chính sau: số thứ tự, thời lượng, nội dung – lời bình, hình ảnh và âm thanh.

    Tùy mỗi thể loại mà biến đổi kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên trong kịch bản phải thể hiện được càng nhiều nội dung càng tốt. Viết kịch bản càng khoa học, cụ thể thì khi sản xuất chương trình càng giảm thiểu được sai sót.

    Với những thông tin chúng tôi đưa ra, hy vọng sẽ giúp bạn có thể hoàn thành được một kịch bản truyền hình nhanh chóng và chất lượng nhất.
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Thanh_Nhan Thành Viên

    Số bài viết: 47
    Đã được thích: 4
    Điểm thành tích: 8
    Kịch bản truyền hình là một lĩnh vực khá thú vị và hấp dẫn, bài viết rất hay, tuy nhiên bạn có thể cho mình một mẫu dàn ý cụ thể về cách viết một kịch bản truyền hình cụ thể được không? Thank you!!!!!
     
  3. LeoGirl Thành Viên

    Số bài viết: 6
    Đã được thích: 0
    Điểm thành tích: 1
    Để xây dựng được một chương trình truyền hình có chỗ đứng trong lòng khán giả hiện nay thì kịch bản truyền hình đóng vai trò chủ chốt, tạo nền tảng thành công cho mỗi chương trình. Đối với nghề biên tập viên truyền hình, kỹ năng để viết một kịch bản truyền hình là yếu tố cơ bản bạn cần có.
     
  4. Phuong.ford Thành Viên

    Số bài viết: 32
    Đã được thích: 1
    Điểm thành tích: 8
    Web:
    cái này có vẻ khong phải chuyên môn của mình, cái này thì phải mấy bạn biên tập mới ra trường có vẻ sẽ thích thú hơn nhiều, có thể đọc và tham khảo, dù sao thì nó cũng tốt cho nhiều người