Xắn tay làm nội dung (dành cho người mới tập viết)

Thảo luận trong 'Sưu Tầm & Lưu Trữ' bắt đầu bởi Thuytinh, 23/3/15.

Đã xem: 309

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Thuytinh Khách

    Với những người đã viết lâu (mỗi ngày tầm 2000 từ có hơn), ý tưởng cũng không tự dưng mà có, nội dung cũng không có sẵn trong não, cứ rút qua đường lỗ tai rồi kéo thành sợi xếp vào giấy là được. Ý tưởng viết bài nói đơn giản vậy nhưng làm thì rất khó, nếu không muốn nói là khâu cực khó khi viết bài. Đối với người mới bắt đầu viết, tìm ra ý tưởng lại càng khó hơn. Bởi không may là những ý tưởng của bạn, bỗng dưng trùng ở 1 người khác mà họ đã nghĩ ra rồi, viết rồi. Vậy làm thế nào để mở rộng vùng tư duy về ý tưởng, nội dung? Cùng thuytinh xắn tay làm nội dung thôi! Hi vọng mình có thể hướng dẫn bạn - người vừa bước vào "bảng chữ cái" - làm được 1 miếng bánh ngon.

    [​IMG]

    Ý tưởng thường được tìm ra trước khi bạn viết rất lâu, chỉ là bạn không hay đọc lại và ghi nhớ nên hay "bí"

    #1: Nhìn và tiếp cận nội dung
    Khoan hả sáng tạo, sáng tác, sáng chế. Hãy xem cách mọi người làm trước!
    Đọc thật nhiều nội dung: truyện ngắn, truyện dài, tản văn, status, sách, báo, xem phim, nghe ngóng chuyện (hóng chuyện) để thu nạp thật nhiều luồng nội dung. Mỗi thứ nội dung bạn nạp vào, đều được xếp vào những loại cụ thể: giới thiệu, quảng cáo hình ảnh, bán hàng, ... và nội dung có thể được "làm" khác nhau nhưng mục tiêu thì cố định.

    Ví dụ, câu chuyện giới thiệu ngoài quán cà phê bạn nghe được sẽ khác với câu chuyện giới thiệu bạn đọc được qua truyện ngắn, cũng khác với câu chuyện giới thiệu bạn xem được trên trang bán hoa. Nhưng cùng mục đích là giới thiệu sản phẩm/nhân vật/sự kiện.

    => Mỗi khi nghe ngóng, đọc được nội dung, hãy tập phân tích xem nội dung đó thuộc dạng nào, mục đích là gì và bài viết/nói đó có đạt được mục đích hay không.

    Sau đó, mỗi khi bạn viết, bạn xác định ngay được mục đích viết và chọn hình thức viết phù hợp.

    Xem thêm

    #2: Tập mở rộng vùng tư duy với tháp 3 bậc
    Luyện tập
    • Nhìn hình đoán chữ
    Hằng ngày, bạn đều hoặc chủ ý, hoặc vô ý luyện tập bước này. Nhưng nếu bạn chủ ý thì bạn sẽ thu nạp được nhiều hơn. Hãy tập thói quen, khi nhìn 1 câu hãy nghĩ ngay đến hình ảnh minh họa, khi nhìn thấy 1 hình ảnh, hãy đặt tên hoặc viết 1 câu mô tả hình đó.
    Sự vô ý của bạn đến từ việc bạn hay dùng meme có sẵn, thêm thắt câu từ để tạo nên tiếng cười trong 1 ngữ cảnh nhất định. Hay việc bạn mô tả 1 cô gái mà bạn thích đến là thích ngon lành như ... cái cây xanh Hà Nội. Cứ phát huy, nhưng hãy chủ ý và ghi chép lại.

    Task: Ở mức cao hơn, hãy thử từ 1 câu --> nghĩ ảnh minh họa --> từ ảnh đó nghĩ sang 1 câu khác --> lại nghĩ 1 ảnh minh họa khác

    Bạn không hỏi/tìm, bạn không có manh mối nào. Nhưng bạn hỏi, bạn sẽ có câu trả lời là gì? Đó còn tùy vào câu hỏi của bạn. Câu hỏi Yes/No sẽ có câu trả lời và hướng đi khác với câu hỏi gợi trả lời dài (hội thoại). Chỉ hỏi "What" thì chỉ tập trung vào chủ thể mà quên đi không gian, thời gian. Chỉ hỏi "How" thì chỉ giải quyết được 1 khía cạnh mà có thể cách giải quyết đó sai lệch với "Who". 1 tổ hợp phải đi cùng nhau là 5W-1H để có được cái nhìn toàn cục và tìm cách giải quyết vấn đề đúng đắn nhất theo mục tiêu.
    => Mỗi câu hỏi khác nhau hướng nội dung của bạn theo một hướng khác

    • Nghĩ khác
    Tập không nghĩ trong giới hạn là cách để bạn khai phá sự sáng tạo của chính bản thân mình. Cái này khá dễ để ví dụ, như mọi người nhìn vào ly nước và bảo "chỉ còn 1/2 ly", trong khi đó, bạn có thể nhìn khác, nghĩ khác "còn đến 1/2 ly nước".
    Cùng nhìn và vẽ 1 cái cây, nhưng 4 họa sĩ lại vẽ cái cây đó theo 4 cách nhìn khác nhau và 4 trường phái vẽ đặc trưng khác nhau. Có người chỉ vẽ cái gốc, có người chỉ vẽ cái tán cây, có người vẽ cả cây và có người vẽ cây từ dưới gốc nhìn lên trời.

    => Chỉ cần thay đổi 1 từ có thể làm thay đổi nghĩa cả câu theo cách tiêu cực hay tích cực, mới lạ hay cũ kĩ.

    Tổng hợp

    • Tìm hiểu và tìm hiểu tiếp
    Cách này giúp bạn tìm được nguồn gốc của sự khác biệt và viết thuyết phục hơn. Ví dụ bạn đang tìm hiểu về các loại bệnh của xương. Trong 1 bài viết tìm thấy, bạn thấy 1 từ không hiểu nghĩa, thuộc chuyên ngành, hãy search tiếp bằng từ đó, rồi cứ lần theo những tứ mới lạ đó, bạn sẽ tìm được nguyên căn, hoặc ít nhất là 1 vài nghiên cứu có thể dẫn chứng, 1 vài ảnh minh họa sát đề tài hay 1 thông tin về nguyên lí của giải pháp trị bệnh.
    Tìm hiểu và theo dấu như thế này, bạn cũng tập được cho mình tính truy tìm về "nguồn gốc" của thông tin, hình ảnh. Có thể là hình ảnh chất lượng hơn, câu chuyện về nguồn gốc bức ảnh cũng thú vị và có thể khai thác, thông tin từ nguồn xác thực không giống thông tin bạn đọc, giúp bạn hiểu thực chất của vấn đề.

    • Ghi chép và đọc lại
    Ghi chép không phải là mấu chốt của khâu này, mà là khâu đọc lại. Bạn có thể ghi rất nhiều, nhưng không áp dụng được bao nhiêu, vì bạn chỉ ghi nhưng không lưu tâm, không đọc lại, không thỉnh thoảng xem lại, ghi nhớ thông tin đó. Ví dụ bạn đã có 1 câu nói rất hay trong 1 bộ phim rất hay, mà đề tài bạn sắp viết may mắn lại khá gần với câu nói đó. Nhưng bạn chỉ ghi lại và quên mất, thậm chí không nhớ quyển sổ để đâu, thì việc ghi chép đó hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cho bài viết của bạn. Việc ghi chép đó vô tình là thói quen không hữu dụng trong công việc viết lách của chúng ta.
    => Thỉnh thoảng đọc/xem lại những thứ đã ghi chép được.

    • Xâu chuỗi
    Xâu chuỗi những thứ liên quan đến nhau. Như xu hướng thời trang mới xếp chồng lên xu hướng thời trang cũ, rồi sẽ đến lúc bạn sẽ dùng đến chúng khi viết bài so sánh xu hướng thời trang qua các thập niên.
    Xâu chuỗi những thứ tưởng chừng không liên quan đến nhau. Để giúp tư duy của bạn "lọt" ra khỏi chiếc rương kín. Mang đến nhiều cái nhìn mới mẻ hơn cho câu chuyện bạn sắp viết.

    • Áp dụng
    Hết bài rồi đó (nhưng còn phần slide tóm tắt bên dưới, xem nha). Chỉ còn việc áp dụng thôi. Áp dụng ngay nào!
    Slide tổng hợp (đẹp lắm :v): http://www.slideshare.net/thuytinh0705/xan-taylamnoidung


    "Bài viết được VNSEOSEM.COM lựa chọn trích dẫn từ nhiều nguồn chỉ nhằm mục đích sưu tầm và tham khảo. Không thảo luận theo chủ đề này, vui lòng mở chủ đề mới trên diễn đàn nếu bạn cần trao đổi về vấn đề liên quan đến nội dung bài viết."
     
    Đang tải...
    nam lim xanh

    Bình Luận Bằng Facebook

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.